Nói về Bảo Đại Cựu hoàng
Từ lúc từ bỏ ngai vàng chỉ mong
Thoát cảnh cá chậu chim lồng
Dịp may qua đến Hồng Kông thoát nàn.
Việt Minh ngày lộ rõ ràng
Bộ mặt Cộng Sản Đệ tam của mình.
Chính phủ Liên Hiệp hết linh
Độc tài lộ rõ nguyên hình dấu ai?
Các Đảng Đối Lập công khai
Không hợp tác, rút ra ngoài đấu tranh (1) Giáo phái cũng bỏ về Thành (2)
Để cùng kết hợp đồng tình lập ra Mặt trận Đoàn Kết Quốc Gia (3)
Kiến nghị Quốc Trưởng đứng ra chủ trì.
Tháng Chín Bốn Bảy là khi
Hàng loạt đại biểu đến, đi thỉnh mời.
Quốc Trưởng vẫn giữ một lời:
Kết hợp chính trị đồng thời ngoại giao
Tự Do -Độc Lập được trao
Thống Nhất toàn vẹn về sau nước nhà .
Tháng Chạp Bốn Bảy bay qua
Paris gặp gỡ chủ nhà dò xem.
Chính trường Pháp cũng chẳng êm
Quá nhiều phe phái, nên thêm rối mù.
Pháp vẫn thái độ mập mờ
Trước mắt tranh đấu đang chờ gai chông.
CỰU HOÀNG NHỮNG VẬN ĐỘNG NGOẠI GIAO
Cựu trùm mật thám Đông Dương
Tiếp xúc Bảo Đại qua đường Hồng Kông
Cân nhắc, suy nghĩ rất lung
Lại thêm Văn Hữu, Văn Xuân thỉnh mời
Cựu Hoàng rốt cuộc nhận lời Tán thành Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam.
Tháng Sáu-Bốn Tám-Ngày Năm
Chứng kiến Thỏa ước Hạ Long hình thành (4)
Cao Ủy Pháp -Thủ Tướng Xuân
Ký nhận Độc Lập Việt Nam từ rày.
Elysée hiệp ước ký ngay (5)
Giữa Tổng Thống Pháp và tay Cựu Hoàng
Xác nhận "Quốc Gia Việt Nam"
Nay thống nhất Bắc-Trung-Nam một nhà.
Tuyên ngôn tháng bảy năm ba Nội các Pháp Cộng Hoà Laniel (6)
Hứa trả Độc Lập, Chủ Quyền.
Ba nước Liên Kết Việt-Miên và Lào.
Tìm hiểu nguyện vọng đồng bào
Qua việc tổ chức phong trào quốc dân Hội Nghị Toàn Quốc xa gần (7)
Hai trăm nhân sĩ Ba Phần tham gia.
Mười hai Đại hội diễn ra
Mười bảy kết thúc, thông qua mấy điều:
- Quyết Nghị Độc Lập thì nêu
Bãi bỏ Cương thổ Hoàng triều từ nay
Hiệp ước Pháp-Việt trước đây
Không còn hiệu lực từ rày về sau.
- Quyết Nghị Liên Kết cùng nhau
Việt Nam sẽ xét dự vào Liên minh
Khi Chủ Quyền đã hoàn thành
Không gia nhập với tình hình hiện nay.
- Chọn người thương thuyết, việc này
Quốc Trưởng quyết định do ngài tùy nghi.
Lo ngại, chính phủ Paris
Đã gởi thông điệp tức thì đến ngay
Đại sứ Bửu Lộc giải bày
Ý nghĩa các Quyết Nghị này Việt Nam.
Quốc Trưởng giải thích rõ ràng
Thắc mắc của Pháp xóa tan tức thời.
Quốc Trưởng về nước tháng mười
Đọc hiệu triệu đến tức thời quốc dân.
Phó Tổng Thống Mỹ Nixon
Tổng Trưởng Pháp đến thăm dịp nầy.
Thủ tướng Xuân vội đi ngay
Dự Hội Liên Hiệp Pháp vào ngày 23
Vận mệnh mới đã đặt ra
Lệ thuộc vào việc giao hòa đôi bên.
Ngày bốn tháng sáu đến phiên Tuyên bố Bửu Lộc- Laniel ra đời (8)
Ấn định thời điểm thu hồi
Chủ quyền toàn vẹn mốc thời 54.
Chiến tranh Việt-Pháp dây dưa
Từ năm 46 vẫn chưa dấu ngừng
Việt Minh làm chủ núi rừng
Pháp thì chiếm giữ đồng bằng ưu tiên.
Kéo dài suốt 9 năm liền
Đông Dương máu lửa triền miên từng ngày.
Buổi đầu Pháp thắng thế ngay
Nhưng Việt Minh lại càng ngày mạnh lên
Trung cọng ủng hộ hết mình
Khi đã làm chủ tình hình Trung Hoa.
Cao Ly đình chiến 53.
Lãnh thổ khối Cộng tăng gia không ngừng.
Chia thành thế giới hai vùng
Tự Do-Cộng Sản chẳng chung đội trời.
Hội Nghị Đà Lạt thức thời (9)
Bốn phe nhận định những lời bàn qua
Hòa bình tiến bộ không là
Tuỳ thuộc chuyển biến xảy ra lúc này:
Những điều quan trọng sau đây:
- Tình hình quân sự càng ngày khẩn trương
- Thương thuyết Pháp-Việt nửa đường
- Genève Hội Nghị bất thường mở ra.
Đúng như Quốc Trưởng lo xa
Tình hình biến chuyển quả là quá nhanh
Atlanta lùng diệt Việt Minh
Tưởng là thắng lợi, thực tình là không.
Đối phương trả miếng phản công
Chiến trường thử lửa cuối cùng diễn ra
Tại Điện Biên Phủ tháng ba
Tình hình đột biến quả là khó toan.
Nước nhà trước cảnh đa đoan
Làm sao bảo vệ vẹn toàn giang sơn
Ai người trung nghĩa sắt son
Ai người ký thác tồn vong phút nầy?
NT2 Nguyễn Hữu Tư
o 0 o
CHÚ THÍCH:
(1) Đảng phái Quốc gia rời bỏ Chính phủ Liên Hiệp VM: Tháng 7 năm 1946, các lãnh tụ
quốc gia lục tục bỏ Việt Minh, xuất ngoại hòng tính toán lại nước cờ riêng biệt. Nguyễn Tường Tam
trở lại Nam Kinh, Vũ Hồng Khanh trở lại Vân Nam, Cụ Nguyễn Hải Thần đi Quảng Tây...
(2) Giáo phái bỏ chiến khu về Thành: Dưới sự khủng bố của tướng Nguyễn Bình do Hà Nội
cử v ào nhằm thống nhất và đặt các lực l ượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đ ảng Lao Động ,
phần lớn lãnh tụ các nhóm chính trị Cao Đài, Hòa Hảo...lần lượt rời bỏ Bưng Biền quay về Thành.
(3) Mặt Trận Đoàn Kết Quốc Gia: Những phong trào Quốc gia trong và ngoài nước tự tìm
nhau kết hợp, đoạn tuyệt với chính phủ Hồ Chí Minh và chịu đặt dưới sự lãnh đạo của Cựu Hoàng Bảo
Đại, thành lập Mật Trận Quốc Gia chống Việt Minh và tranh đấu với Pháp dành độc lập cho Tổ quốc.
(4) Thỏa ước Hạ Long: ký ngày 5-6-1946 giữa Thủ tướng Nguyễn văn Xuân và Cao ủy Bollaert
với sự chứng kiến của Cựu Hoàng trên chiến hạm Duruay Trouin tại Vịnh Hạ Long. Nội dung gồm:
- Pháp công nhận nền Độc Lập của Việt Nam. Việt Nam sẽ tuyên bố gia nhập Liên Hiệp
Pháp.
- Việt Nam sẽ bảo đảm quyền lợi của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam và dành cho các kỹ thuật gia Pháp
quyền ưu tiên công tác trong công cuộc kiến thiết xứ sở.
- Các Đại diện của Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam và các đại diện của Chính Phủ Cộng Hòa
Pháp sẽ được triệu tập để thương thuyết, bàn soạn về vấn đề văn hóa, ngọai giao, quân sự, kinh
tài, kỹ thuật.
(5) Thỏa Hiệp Élysée: ký Ngày 8-3-1949 giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và TổngThốngPhápVincent
gồm những mục sau:
- Thống Nhất Việt Nam:
- Ngoại giao: Việt Nam chỉ có đại biểu ở Toà thánh La mã, Trung Hoa và Thái Lan,còn muốn đặt
lãnh sự các nước khác để bảo vệ quyền lợi thì chính phủ Pháp sẽ can thiệp giùm.
- Quân sự: Việt nam sẽ có một quân đội quốc gia với nhiệm vụ:
a.- giữ gìn trật tự an ninh trong nước.
b.- Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, có quân đội Pháp giúp sức.
c.- Dự vào việc phòng thủ cương giới toàn khối Liên Hiệp Pháp chống ngoại xâm.
- Tư Pháp: Hai loại tòa án: Tòa án Việt Nam và tòa án hỗn hợp Việt -Pháp.
- Văn Hóa: Song song hai nền giáo dục Pháp-Việt.
- Kinh tài: Dân Liên Hiệp Pháp được tự do kinh doanh. Người Pháp được tự do đầu tư, những ngành
liên quan đến quốc phòng phải có sự thỏa thuận của chính phủ Việt Nam.
Việt Nam có toàn quyền quản trị tài chánh trong nước. Ba nước Việt-Mi ên-Lào sẽ có một viện phát
hành đồng bạc chung.
(6) Nội các Laniel: Dù có thỏa ước Hạ Long và Thỏa Hiệp Élysée, Pháp vẫn không thực tâm
thi hành. Đến khi tình hình thế giới biến chuyển bất lợi cho Pháp, Ngày 3-7-1953 chính phủ Laniel
cho ra đời bản Tuyên Ngôn thi hành những điều đã ký kết với các nước Đông Dương là hoàn thành nền
độc lập và chủ quyền của ba nước Việt Miên Lào.
(7) Đại Hội Nghị Toàn Quốc: Vì chưa thành lập được Quốc Hội. Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc
Lệnh ngày 10-9-1953 về việc thiết lập Hội Nghị Toàn Quốc .
Hội Nghị khai mạc ngày 12-10-1953 tại Tòa Thị Chính Sài gòn gồm 203 đại biểu đại diện cho nhiều
tầng lớp xã hội,nghề nghiệp, chính trị, tôn giáo, các miền Bắc Trung Nam, Sơn cước...
Sau mấy ngày thảo luận sôi nổi, Hội Nghị bế mạc ngày 17 tháng 10 , đạt ba quyết nghị sau: - Quyết nghị Độc Lập: Việt Nam phải là một nước hoàn toàn độc lập nghĩa là phải đầy đủ chủ
quyền đối nội và đối ngoại như bất cứ một quốc gia độc lập nào trên thế giới theo quốc tế công
pháp.
"Thủ tiêu tất cả các hiệp ước ký kết giữa Pháp và Việt Nam từ xưa đến nay và chế độ Hoàng
Triều Cương Thổ" - Quyết nghị Liên Kết: "Nước Việt Nam độc lập không gia nhập Liên Hiệp Pháp dưới hình
thức hiện tại. - Chọn người thương thuyết: nngày 28 tháng 10, Quốc Trưởng về đến Sài Gòn và gởi lời Hiệu
Triệu đến quốc dân, tiếp xúc lựa chọn những nhân viên đi dự cuộc đàm pán Pháp -Việt.
(8) Tuyên bố chung Bửu Lộc - Laniel: Cuộc thương thuyết tại Ba Lê từ ngày 8 tháng 3 năm
1954 đến ngày 23 tháng 4 năm 1954 giữa phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do thủ tướng Bửu Lộc cầm đầu
và phái đoàn Pháp do thủ tướng Laniel trưởng đoàn. Ngày 13 th áng 4 năm 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại
lại bay sang Pháp để "được thấy nền độc lập nước nhà và vị trí Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp
được thực hiện bằng một hiệp ước". Sau hơn một tháng rưỡi họp, hoãn...Hai bên đi đến một bản
tuyên bố chung, thỏa thuận trên nguyên tắc hai vấn đề căn bản:
- Việt Nam Độc Lập thật sự.
- Liên kết bình đẳng với Pháp.
(9) Hội nghị Đà Lạt : bế mạc ngày 21 tháng 2 năm 1954. Phía Quốc Gia Việt Nam gồm Quốc
Trưởng Bảo Đại,Thủ tướng Bửu Lộc ; phía Hoa Kỳ có: Harold Stassen Tổng giám Đốc Viện trợ Kinh tế
, Donal Heath Đại sứ; phía Pháp có: Pleven Tổng Trưởng Quốc phòng, De Chevigné Bộ Trưởng Chiến
tranh; và Mac Donald Tổng Ủy viên Anh ở Viễn Đông.
Pleven về Pháp và nhấn mạnh: Tình hình Đông Dương chi phối bởi ba yếu tố quan trọng:
* Sự khẩn trương của tình hình quân sự.
* Cuộc thương thuyết Việt-Pháp ở Ba lê.
* Hội Nghị Genève.