( Viết nhân buổi Hội Ngộ Kỷ niệm 40 năm ra Trường khóa Nguyễn Trải
2 /GA )
o O o
1. Đất trời đã vào Xuân, hương vị Tết vẫn còn vướng vất đâu đây, một chút nắng ấm đầu mùa sau những ngày Đông lạnh
giá chiếu rọi vào lòng người làm ta cảm thấy ấm áp, nôn nao khi cùng hẹn gặp nhau trong ngày Hội ngộ kỷ niệm 40 năm Khóa NT2
ra trường (19/2/1971 – 19/2/2011).
Buổi Hội ngộ được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày 20/2/2011 tại nhà hàng Nam Phương tọa lạc trong khu shopping center lớn
nhất của người Việt tại thành phố Atlanta vừa mới xây dựng cách đây mấy năm.
Vì phải ghé chợ chọn mua ít hoa nên khi chúng tôi đến thì đã có mặt Ban Cố Vấn và Đại diện Các Khóa: Niên Trưởng Nguyễn
Ngọc Nghinh, Niên Trưởng Nguyễn Ngọc Thạch, Nt4 Nguyễn Báu là khách mời của buổi Hội Ngộ.
Về phía K2 đã có mặt A/C Nguyễn Văn Kên sau mấy năm đến định cư ở Hoa Kỳ, Kên bây giờ đã tiến bộ nhiều có thể lái xe chạy
trên xa lộ (những lần trước đều phải nhờ bạn bè đưa rước).
Võ khắc Anh đi mình ên vì cô vợ trẻ mới rước từ VN sang
vài năm còn bận đi làm nhưng cô đã cẩn thận nhắn giùm tôi coi chừng Ông xã ham dzui quá đà sợ lạc đường về, nghe lời vợ
dặn nên trong bữa tiệc Anh chỉ uống Coca. Cũng nên nói thêm Võ khắc Anh hồi nầy bị nặng tai nên không được quyền có cell
phone riêng mà mọi liên lạc đều phải qua “trung tâm kiểm thính” ban ngày đặt tại tiêm nail.
Phan Xuân Mai một mình gà
trống nuôi con mấy năm nay nhưng với dòng máu hòa hoa từ trong huyết quản cũng có lắm mối nhưng tối lại nằm không.
Lê Văn Chuẩn cùng đi với chú em và đứa cháu mới từ VN sang du học. Nhìn trên khuôn mặt không được vui là tôi đoán biết ngay
cô Tư đã vắng nhà. Hỏi ra mới biết quả không sai chút nào. Theo thông lệ hàng năm mỗi khi hoa đào nở không phải thấy ông đồ
già bày mực tàu giấy đỏ mà là thấy Cô Tư – thư ký riêng của Giám Đốc Le’s Heating and Air-conditioner – khăn gói chuẩn bị về
thăm chùm khế ngọt nơi quê nhà không dưới 2 tháng, để mình ên cơm hàng cháo chợ không người lo cơm nước, sổ sách.
Riêng ông bà Đại diện Phạm Xuân Năng thì đã có mặt sớm nhất để đón khách và phụ trách mang bánh vào gửi trong tủ lạnh của
nhà hàng.
Rồi A/C Nguyễn thanh Cầm đến, các Bạn còn nhớ tay guitar điện trong Ban Nhạc của K2 này không. Vô cùng làm
biếng, nhờ sự động viên của chị Cầm chàng ta mới thân chinh đến cùng Anh em đó.
Rồi Gia đình Tây Nhà đèn 4 người -
Cháu Dương con trai vừa ra trường kỹ sư cơ khí năm ngoái có job thơm và cháu gái vừa mới được đoàn tụ gia đình mấy năm
nay.
Tiếp đến là Gia đình Vũ Giáo sư cũng 4 người – Cháu Luân con trai vừa mới học xong 4 năm Biology đang đợi thi
vào Trường Y và Cháu Lisa học lớp 8 “All A Honor”. Hôm nay Chúa Nhật nhưng Nam vẫn phải đi làm, nữa chừng làm bộ khai bệnh
xin về sớm để du hý với bạn bè.
Rồi Cù khắc Huy với cô em Bắc kỳ nho nhỏ, từ ngày có em về với tài nghệ nâng khăn
lục túi của nàng họ Cù nhà ta” tăng trọng nhanh”, da dẻ hồng hào, trông đẹp lão ra và yêu đời hơn. Cám ơn nàng dâu Út của
NT2 mát tay, khéo nuôi bạn tôi.
Rồi A/C Nguyễn Văn Thương cũng vừa mới từ VA về thăm Gia đình con cái ở Atlanta và ở lại ăn Tết cũng đã có mặt tham dự ngày
vui với Anh em.
Sau cùng là A/C Lý Tướng Công trước đây bạn bè hay gọi là Lý Ngáo, Chị Thiện không vui cứ thắc mắc
không biết anh Thiện ngáo ở chỗ nào mà các Anh cứ gọi là ngáo? Anh Chị có 4 thằng con trai ngang vai nhau to con, đẹp trai
tất cả đều ra trường Đại học ngoài ra Thiện có biệt tài chuyên mua nhà cũ sửa sang lại y như nhà mới rồi cho thuê hoặc bán
kiếm lời . Thôi gọi Lý Tướng Công cho có vẽ Kiếm Hiệp. Thiện đi vào với máy quay phim tên tay nên không kịp để chào hỏi mọi
người.
Tổng cộng số người tham dự 30 trong đó có 12/18 NT2 , 3 vắng mặt có lý do: Trần Đình Khiêm bận việc ở nhà thờ, Lữ Văn Cư cảm
cúm . Quách Văn Bé trước đây mấy ngày có hẹn sẽ cố gắng đến chung vui nhưng vì sức khỏe không cho phép nên giờ chót không đi
được. Sau 3 năm kể từ tai nạn thảm khốc đó. Bé được điều trị liên tục tại BV chi phí bảo hiểm phải trả lên đến 2 triệu USD,
nặng nhất là phổi, cho đến bây giờ phổi vẫn chưa bình thường, khó thở giọng nói thều thào mệt mỏi khó nghe. Chị Bé vừa đi làm
để có Bảo hiểm vừa lo chăm sóc Bé.
Ba vắng mặt không lý do là Trần Phát Đức, Trần Văn Tung và Lê Hoàng Công, tôi về
định cư ở Atlanta nầy gần 10 năm chưa bao giờ thấy cùng sinh hoạt với Anh em, rất hiếm hoi thấy trong vài tiệc cưới. Mỗi
người một hoàn cảnh, mỗi người một quan niệm sống chúng ta vẫn phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Mở đầu buổi Liên Hoan Hội Ngộ Kỷ niêm 40 năm ra trường là lời chào mừng và cám ơn của Đại diện K2/GA đến với Quý
Niên Trưởng, Quý Phu nhân, Bạn Đồng môn và Các Cháu Hậu Duệ đã bỏ chút thì giờ quý báu để có mặt cùng tham dự ngày hôm nay.
Tiếp theo là dành một phút để tưởng nhớ đến người Bạn cùng khóa của chúng ta Nguyễn Văn Chúc vừa mới đột ngột ra đi về vùng
trời miên viễn, những dòng thơ mới viết của Chúc được nhắc lại làm mọi người hết sức xúc động,tiếc thương, lòng chùng xuống
khi chợt nghĩ về thân phận của mỗi chúng ta rồi cũng sẽ lần lượt ra đi.
3. Đặc biệt trong buổi Hội Ngộ lần nầy Anh em NT2/GA đã đành tặng cho các Nàng dâu NT một bông hồng đẹp nhất nói lên
lòng biết ơn đối với các Chị đã một đời gắn bó với số phận của chúng ta đủ trong mọi tháng ngày nhục vinh.
Trong số các nàng dâu của NT2 phải nhắc đến Chị Thanh Dung là hiền thê của Nguyễn văn Thương có số năm gắn bó với Gia đình
NT lâu nhất trên 43 năm- theo lời chị kễ - Chị đã có mặt ngay từ ngày đầu tiên khi đa số Anh em chúng ta vào Trung Tâm 3
tuyển mộ nhập ngủ 3/10/1968. Từ đó cuộc đời của Chị nói riêng cũng như các nàng dâu Nguyễn Trải nói chung đã cùng chia ngọt
xẻ bùi với chúng ta, giúp đở,an ủi, nuôi dạy con cái, làm vợ, làm dâu, làm mẹ rồi thân cò lặn lội kiếm từng miếng ăn cho con
cái và thăm nuôi chúng ta trong lao tù, biết bao vất vả, bao cám dỗ của cuộc đời vậy mà các Chị vẫn một lòng thủy chung.
Các Chị đã thật sự cảm động khi nhận được đóa hoa hồng đỏ thắm từ đức lang quân bằng những nụ cười rạng rỡ thể hiện trên
khuôn mặt đã vướng chút bụi thời gian.
Nàng dâu Trưởng Thanh Dung được vinh dự cắt bánh kỷ niệm 40 năm ra trường của NT2/GA.
Chúng ta đã có một ngày vui cùng nhau gặp gở chuyện trò, tâm sự, chọc ghẹo phá phách nhau.
4. Bốn mươi năm nghe như mới hôm nào bởi vì những kỷ niệm đã hằn sâu vào ký ức chúng ta không thể nào quên được nhưng ngẫm
lại là cả một đời người rồi còn gì. 20 tuổi khi còn là chàng trai trẻ hăm hở vào đời với bao mông ước rồi những tháng ngày
với chinh chiến điêu linh, rồi đất nước tang thương mang thân phận tù đày, rồi khốn khổ long đong khi ra khỏi nhà tù
nhỏ.
Giờ đây nơi hải ngoại làm kiếp tha hương cuộc sống tương đối thoải mái hơn,ngoài Gia đình chúng ta có niềm an ủi là bên ta
luôn có bạn bè . Đó chính là niềm hạnh phúc mà chỉ chúng ta – người trong cuộc – mới cảm nhận được. Chúng ta vẫn còn có
nhau.
“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy . Ta có thêm một ngày mới để yêu thương”