Dù trong tâm trạng háo hức được nhìn thấy thủ đô nước Úc, thế nhưng mắt tôi vẫn không mở được bỡi một đêm như thức trắng để đón giao
thừa giữa năm cũ và năm mới, và một ngày dạo phố Sydney (thăm City Tower); cho đến khi con gái tôi đánh thức tôi dậy để xem cảnh bên
đường - một con Kangaroo đang co hai chân trước, bên cạnh ngọn đồi phía bên kia đường - đang trong tư thế thanh bình tự tại:
Kể từ đó tôi tỉnh thức và chịu nhìn cảnh vật xung quanh ven đường đến Canberra. Khung cảnh thật đẹp mời các bạn xem:
Xe chạy mãi đến một khu nhà cạnh một ngọn đồi nhỏ, trên ngọn đồi có kẽ hàng chữ CANBERRA, thì tài xế cho xe dừng lại và mời hành
khách xuống xe đi vệ sinh rồi chuẩn bị vào thành phố. Nhìn đồng hồ kim đã chỉ 11:30 am, có nghĩa là xe đã chạy 3 tiếng rưỡi - thế là 30 phút
nữa se tới thành phố. Tôi cảm thấy đói nên lấy ổ bánh mì mang theo đưa vào miệng (vì sáng nay thức dậy trễ, chưa kịp ăn gì đã phải ra xe
đi).
Ngọn đồi trước khi vào thủ phủ Canberra
Đúng theo dự tính của tôi - 30 phút sau xe bắt đầu vào phố. Và đây là con đường vào thủ đô Canberra.
Đường vào Thủ đô nước Úc - Canberra.
Nơi chúng tôi thăm viếng đầu tiên là "Australian War Memorial Building" (cạnh Building này có một nhà hàng sang trọng, dùng làm nơi nghỉ
ngơi ăn uống trước khi vào viếng Museum)
Nhìn cảnh trí xung quanh thật là thanh tịnh, phía sau có khu vườn đặt nhiều tượng điêu khắc (scupture Garden). Và hướng dẫn viên cho phép
chúng tôi 15 phút dạo quanh vườn trước khi vào Building.
Trên mặt các bức tường của Australian War Building, có các "Roll of Honour" trên đó khắc tên những người đã hy sinh trong các trận chiến
- tôi thấy có rất nhiều đóa hồng cài bên cạnh mỗi tên người (làm việc này, không ai khác hơn là thân nhân của người nằm xuống, tưởng nhớ
họ, nhân ngày lễ vừa qua).
Theo chân hướng dẫn viên, chúng tôi bước lên các bậc thang để vào bên trong bảo tàng viện - chúng tôi dừng lại để nghe hướng dẫn viên nói
về lịch sử của tòa Building này, ngoài việc để tưởng nhớ những người lính trực tiếp tham gia trên trận tuyến, hoặc ở hậu phương trong công
tác hổ trợ, đã hy sinh trong công việc bảo vệ tự do cho người Úc nói riêng và cho nhân loại nói chung, mà còn là nơi lưu trử những di tích lịch
sử những gì liên quan đến các cuộc chiến đó.
Viện bảo tàng này được chia ra làm ba khu vực: khu vực thứ nhất được gọi là khu vực tưởng nhớ, bao gồm khu mồ chiến sĩ vô danh, khu thứ
hai là khu trưng bày triển lãm, và khu thứ ba là trung tâm nghiên cứu những dữ kiện lịch sử và lưu trử hồ sơ.
Để bắt đầu hướng dẫn viên chỉ cho thấy bảng liệt kê danh sách những người nằm xuống, nhìn bảng thống kê cho thấy có đến 202 ngàn
người, đã thiệt mạng trong 2 trận Thế chiến - một con số khủng khiếp mà tôi chưa từng tưởng tới.
Lần bước tới là khu mộ các chiến sĩ vô danh, tôi bùi ngùi xúc động, rồi chợt nhớ đến những bạn bè, và bỗng dưng tâm hồn tôi như tản lạc khi
lê bước theo đoàn người đi xem........, kìa những trang bị xưa cũ (xe tanks, khẩu pháo, máy chiến đấu, tàu đổ bộ, vũ khí, đạn dược etc...) vẫn
còn đó, những mô hình các trận chiến vẫn còn đây - tất cả, tất cả... kéo tôi về quá khứ, quá khứ đau buồn tôi đã trải qua trên đất quê tôi !
Tôi chợt tỉnh khi làn gió mát ập đến, khi bước ra khỏi Building. Liếc nhìn đồng hồ, một tiếng đã trôi qua nhưng tâm trí tôi vẫn còn ngờ ngật!
Mời các bạn ngắm nhìn cảnh vật trong và ngoài tòa nhà "Australian War Museum" ở Canberra.
Mặt tiền của tòa nhà Australian War Memorial
Bảng danh mục các người đã nằm xuống (Roll of Honour)
Chiếc xe trong thời Đệ nhất Thế chiến
Khẩu pháo trong thời Đệ nhị Thế chiến
Và đây là mô hình các trân chiến trong thời Thế chiến:
o 0 o
Tham quan Australian War Memorial xong, hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đến viếng "Ainslie Art House". Trên đường đến "Ainslie
Art House", chúng tôi đi qua một khu vực nơi đây có đài Kỷ Niệm "Vietnam War". Và dù rằng cuộc chiến tranh đó đã lụi tàn trong tôi,
nhưng một khi có dịp khơi lại thì dường như nó đang còn đó.
Và đây là tòa building "Ainslie Art House" nơi chúng tôi sắp bước vào để thăm viếng.
Bước vào tòa Building, tôi thấy tràn đầy ánh sáng, khoảng không gian trong nhà thoáng rộng, một Building khang trang, ngăn nắp, và rất sạch
sẽ.
Tôi đang tâm trạng háo hức trông chờ xem những điều mới lạ, thì hướng dẫn viên chúng tôi cho biết công việc "business" của ngôi nhà này là
chỗ để diễn tập, các buổi trình diễn ca nhạc, và chỉ dạy nghề cho các người muốn tham gia vào lãnh vực nghệ thuật - điều này làm giảm sự
háo hức trong tôi.
Đi quanh tham quan các phòng ốc, đến một khu vực, gọi là "not-for-profit" để xem các bức tranh vẽ, cùng các thứ làm bằng tay chân, mà tôi
không hiểu ý nghĩa của các bức tranh hay vật dụng này, nên chẳng ghi nhận những gì cho tôi, ngoại trừ hai hình ảnh sau đây:
Laura Alexandra Taylor, 12 tuổi đang chơi đàn phongcầm với hướng dẫn viên âm nhạc của cô.
Kate, của Cambridge, đang biểu diễn thuật vẽ trên tường ở khu "no-for-profit"
(điểm đặc biệt là cô không sợ sơn vấy bẩn bộ đồ trắng cô đang mặc)
Rời Ainslie Art House, chúng tôi được đưa đến thăm "Parliament House". và trên đường dến Parliment House tôi thấy có rất nhiều cảnh
đẹp. Tôi ước gì xe "bus" dừng lại đôi phút ở những nơi đây để chúng tôi xuống dạo chơi và chụp vài tấm hình kỷ niệm, nhưng "bus" đã không
ngừng - kinh ngiệm này cho tôi thấy cái bất lợi của việc đi TOUR -
Trước khi đến tòa nhà Parliment House, hướng dẫn viên cho phép chúng tôi đứng từ xa để chụp hình building này.
Parliment House/Canberra chụp từ xa
Theo sự tường trình của hướng dẫn viên, tôi nhận thấy cuộc viếng thăm thủ phủ Canberra, chủ yếu là để cho du khách nhìn thấy tận mắt tòa
nhà vĩ đại "Parliment House" của nước Úc mà thôi. vì nó có đến 4,700 căn phòng làm việc. Thiết kế Building này được chọn ra từ 329 thiết
kế của các thiết kế gia 29 nước trên thế giới.
o 0 o
"Parliament House" là điểm cuối của Canberra Tour, nên chúng tôi lần lượt bước lên xe ra về. Hình ảnh lưu đọng trong tôi về Canberra là
những chiếc khí cầu muôn sắc - Chào tạm biệt Canberra!