Hưởng ứng hịch của Trương Công
Nhân dân ba tỉnh Miền Đông nhất tề
Những người hăng hái theo về
Có Ông Thiên Hộ, bạn bè của Ông…
Đồng thời Ông Nguyễn Hữu Huân
Nguyên là giáo thụ Kiến Hưng dự vào.
Đề Đốc Chánh-Phó đương trào
Đội quân nghĩa dũng: sĩ, hào, phú, dân…
Ngấm ngầm ủng hộ đương quan
Lực lượng lên đến cả ngàn nghĩa binh.(1861)
Dựng đồn chiến lược Tân Thành (Mỹ Quý)
Lũy tre vây bọc, tháp canh, lũy hào …
Bốn góc có pháo đài cao
Canh gát cẩn mật, Pháp nào dám qua.
Trung Lương đồn giặc.
Quân ta
Thừa cơ đột kích xong là rút lui.(4-9-1861)
Thuộc Nhiêu như một cái gai
Gây cho quân địch gặp hoài khó khăn.
Cản đường ngăn bước xâm lăng
Nên chúng quyết đánh vào căn cứ này (1862)
Trần Hòa bị bắt, giỏi thay * (Trần xuân Hòa,Tri phủ)
Ông đã tuẩn tiết tại ngay trận tiền!
Đánh xong, giặc phải lui liền
Ta lại tu sửa chữa ưu tiên đồn này.
Giặc lại quyết liệt ra tay
Nghĩa quân chống trả non hai tháng trời (57 ngày đêm)
Mặc dù ưu thế đông người
Nhưng địch thiện chiến, ta thời dân binh
Vì nước đem hết sức mình
Diệt thù dù có hy sinh cũng đành
Cuối cùng quân bại tướng tàn
Đỗ Thúc Tịnh chết hiên ngang dưới cờ.(1863)
Hữu Huân bị bắt. Bất ngờ
Lúc địch bất cẩn, thế nhờ thoát thân.
Thiên Hộ cùng với ít quân
Rút về Bình Cách, Pháp lần không ra.
Tháng bảy, một tám sáu tư (7-1864)
Pháp bắt được Nguyễn Thủ Khoa lần nhì.
Tháng tám, Trương Định mất đi.
Thiên Hộ phải rút quân về Xoài Tư
Rồi vào Đồng Tháp “dấu cờ” *
Củng cố lực lượng thêm nhờ liên minh
Đốc Kiều cùng với Thống Linh
Nghĩa quân đông đảo nghe tin kéo về.
65, lực lượng coi bề
Vững vàng, ta đánh Cái Bè, Cái Thia,
Cai Lậy, Mỹ Quý, Mỹ Trà…
Bắt hụt Huyện Lộc, đốt nhà của y.!
Quân Pháp phản ứng tức thì
Cho binh triệt hạ một khi hai làng.
Lửa thù nung đốt tâm can
Nhân dân ba tỉnh lại càng quyết tâm.
Tháng 4 sáu sáu, ngót năm (4-1866)
Tướng Pháp mới tập trung quân đánh vào
Đồng Tháp,nhưng bị tiêu hao.
Ta giữ lực lượng dài lâu sau này
Nghĩa quân một rút phía Tây
Bên kia biên giới bắt tay bạn cùng
Chống Pháp là kẻ thù chung.
Cánh thì theo hướng phía Đông rút lần.
Cùng với Trương Tuệ kết thân
Đem quân đánh phá bất thần Tây Ninh
Làm cho quân Pháp hoảng kinh
Chúng ép triều đình Huế phải ra tay
Nghĩa quân nay một đấu hai
Quân Pháp với lũ tay sai, triều đình!
Tháng Một, vượt biển về kinh (11-1866)
Tâu lên Tự Đức tình hình trong Nam
Nhưng đi mới được nửa đàng
Bị tên cướp biển Lý Sen hại rồi! *
Cuộc đời vì nước than ôi!
Dọc ngang ba tỉnh, một thời vang danh
Lòng son chẳng thẹn trời xanh
Tấm thân dù thác còn danh muôn đời.
*Dấu cờ: yểm kỳ, tức cổ: dấu cờ im trống, để tránh tai mắt của địch.
NT2 Nguyễn Hữu Tư
o 0 o
ĐỌC THÊM:
Thiên Hộ Võ Duy Dương
Mất trên đường ra Huế.
Tháng 10 năm 1866, Võ Duy Dương dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền
Trung nhằm gây dựng lại lực lượng.
Dựa vào những phân tích của Gustave Janneau về hai bản tấu kín của ông Dương dâng vua Tự Đức [3] thì rất có thể triều đình cho vời ông ra Huế để
trình bày kỹ càng hơn việc: "đề nghị nhà vua cho phép dùng mưu kế thu hồi lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ", "nếu nhà vua cho lệnh, ông có thể tiêu
diệt hết binh lính Pháp ở nơi kênh rạch nhỏ hẹp, nơi mà các đại bác mất tác dụng"...
Cũng không loại trừ khả năng triều đình đang tìm cách bó tay Võ Duy Dương, để làm vừa lòng Pháp, không cho họ lấy cớ vì ông "phá quấy" mà lấn
chiếm đất thêm, vì bấy giờ chủ súy Pháp vẫn cho là các quan lại ở ba tỉnh miền Tây vẫn chứa giấu Thiên Hộ Dương [4]
Nhưng không may, khi đến cửa biển Cần Giờ, ông và các thuộc hạ đều bị cướp biển sát hại, nên câu hỏi vì sao ông ra Huế vẫn chưa có lời đáp.
Giải thích thêm nguyên nhân mất
Tuy vẫn còn vài ý kiến khác, nhưng theo những nỗ lực tìm kiếm xác minh gần đây, nhiều nhà nghiên cứu sử đã đồng thuận rằng Võ Duy Dương đã bị
cướp biển giết ở mũi Thị Khiết (Thần Mẫu) thuộc vùng biển Cần Giờ, khoảng tháng 10 năm 1866, lúc ông mới 39 tuổi.
Bởi căn cứ vào các nguồn:
· Trong báo cáo của Nguyễn Đức Hạnh gửi cho Chánh sở mật thám Pháp:
Người này tên là Dương đã bỏ trốn sau khi Tháp Mười bị chiếm. Ông ta lên chiếc ghe bầu để đi Bình Thuận. Trước khi đến xứ này, ông đã bị tên Lý
Sen, cầm đầu một đám cướp biển tấn công. Lý Sen đi trên một chiếc thuyền mành mà người ta gọi là “Thiền du”, đã cho liệng xuống biển tất cả những
người An Nam đi trên chiếc ghe cửa này. Lý Sen lục lọi trong một chiếc rương lớn lấy tất cả áo quần, các cấp bằng và mũ miện của Thiên Hộ Nguyên
soái tên Võ Duy Dương.
Nguyễn Đức Hạnh còn cho biết thêm sau đó tên Sen bị bắt vì Hai Sĩ tố cáo y đã cướp bóc nhiều ghe biển, và tên Sen đã cắn lưỡi chết trong
ngục.
· Tác giả Schreiner trong quyển Đại Nam Quốc sử[5] cũng đã tái xác nhận nguồn tin này:
Người ta nghe tin ông Võ Duy Dương mới chết chìm tại phía mũi Đinh (Padaran), là nơi ông đánh với ba chiếc ghe tàu ô của đảng ăn cướp, quân ấy
hạ hết người trên hai ghe
Trong dân gian ở xã Mỹ Thọ (Cao Lãnh, Đồng Tháp) còn lưu truyền nguồn tin là sau khi thất thủ ở Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương rút qua An Giang,
Rạch Giá và bị cướp biển chặn đánh và chết ở cửa biển Rạch Giá (địa điểm chết khác với 2 tài liệu trên).
Ngoài ra, còn có hai tư liệu sau, cũng cho rằng ông Dương mất ngoài biển cả, nhưng nguyên do là vì bão tố làm cho đắm thuyền:
· Trong Đại Nam thực lục chính biên [6]:
Thiên Hộ Dương ủy người về dâng sớ kín. Vua sai Vũ Trọng Bình hỏi kín, cốt phải hỏi đến chỗ cùng bàn cho ổn thỏa. Rồi được quan Thuận Khánh báo
rằng Võ Duy Dương đi thuyền về tỉnh Bình Thuận đầu thú gặp gió nên bị đắm ở phận biển Thần Mẫu, sai đi tìm xác, chi đồ vật đem chôn, cấp cho mẹ
hắn mỗi tháng 5 quan tiền, 1 phương gạo.
· Trong Nam Kỳ Phong tục nhân vật diễn ca[7] của Nguyễn Liên Phong:
Thoát thân về với ghe bầu,
Khỏi nơi Cần Hải tiền xu đoán thoàn.
Giấc nồng đêm dậy nhảy khan,
Hồn chôn bụng cá ưng oan chẳng cần.
GIAI THOẠI
Ở làng Bình Cách, nay là xã Tân Thạnh (Chợ Gạo, Tiền Giang) đến nay còn lưu truyền câu chuyện Ông Năm Linh và bà Bảy Vàng như sau:
Ông Năm Linh (từ tên gọi Ngũ Linh Dương mà ra), người miền Trung, võ nghệ cao cường, tánh tình cương trực hay làm việc nghĩa, giao du
rộng...
Ông vào Nam lập nghiệp. Lúc Tây xâm lược Nam Kỳ, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa dõng, quyên góp lúa gạo mua súng đạn đánh Tây, được nhiều người
hưởng ứng.
Bá hộ Học (Trần Văn Học) là điền chủ giàu có nhất nhì trong vùng, chẳng những ủng hộ lúa gạo mà có bán ruộng lấy tiền bạc, mua súng ủng hộ nghĩa
quân. Để khích lệ người anh hùng có chí lớn, bá hộ Học đem “đưa” cô con gái duy nhất là Bảy Vàng cho ông Năm Linh.
Từ khi về với ông Năm, dù là “gái đưa” chứ không phải vợ chính thức cưới hỏi, nhưng bà Bảy Vàng chẳng những một lòng chung thủy thờ chồng mà còn
giúp chồng nhiều việc trong công cuộc quốc sự.
Khi ông Năm Linh cùng nghĩa quân rút vào Đồng Tháp Mười, bà cũng theo chồng để lo việc tiếp tế lương thực nuôi quân. Đến khi đại đồn Tháp Mười
thất thủ, ông Năm Linh theo ghe bầu về Huế cầu viện, bà Bảy Vàng ở lại nuôi con chờ chồng. Khi nghe tin ông bị chết ngoài biển, bà buồn rầu mà
mất.