Ngày xưa chúng ta là lính trận, cuộc đời tuy gian khổ nhưng rực rỡ bởi những sắc màu. Chỉ với tà áo em bay quyện trong chiều nắng vàng thu
với màu mũ anh trong lần dừng chân của một chuyến quân hành đã trở thành kỷ niệm để suốt một đời ta không thể nào quên. Ca khúc màu mũ
anh màu áo em với sự trình diễn của hậu duệ Nguyễn Trãi: Đôi song ca đầy màu sắc, cháu Julie Phạm và phu quân một chàng rể Mỹ, đã làm
khán giả không thể nào quên.
Cháu Julie và chồng trong màu áo em màu mũ anh
Tiết mục tiếp theo là một vũ khúc đẹp cả hình thức lẫn nội dung: Vũ khúc hoài thu. Hãy lắng nghe những âm thanh đưa ta về ngày
cũ.
"Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu
xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước."
Đây là một đoạn trong tuỳ bút cảm thu của thi sĩ Đinh Hùng đã được nhạc sĩ Văn Trí phổ thành ca khúc Hoài thu được làm nền cho vũ khúc mà
các cựu SVSQ và phu nhân vùng Dallas-Fort-Worth trình bày cùng quý vị trong vũ khúc hoài thu tưởng nhớ một thời SVSQ hoa mộng trên đất Đàlạt
năm xưa. Để nhớ mãi đến những mái tóc mựơt mà của những nàng nữ sinh thơ ngây ngày ấy mà sau cuộc đổi đời đã trở thành những mái tóc bạc
xác xơ.
Vũ khúc hoài thu
Vũ khúc Hoài Thu được khán giả hoan hô nhiệt liệt vì các vũ công đã trên dưới 70 mà bước chân vẫn mềm mại như những con nai vàng ngơ ngác.
Nhất là những tà áo dài trắng quyện vào bộ dạo phố mùa đông của SVSQ năm xưa đã hớp hồn những quý bà vốn mang nhiều kỷ niệm. Diễn viên gồm
có các cựu SVSQ NT2 Phan sĩ Trung,Lê ngọc Khanh,NT3 Lâm phi Sơn, Trần văn Ngãi,NT4 Trần đại Đãi và quý phu nhân cùng trình diễn với đức lang
quân của mình.
Thị Màu Dallas lên chùa, chú tiểu đứng lấp ló sau bụi chuối để nhìn
Một vở kịch vui với tựa đề Thị Màu Dallas lên chùa được chính các SVSQ dàn dựng và trình diễn cũng mang lại những giây phút tươi vui
thoải mái cho khán giả. Cô du kích sông Trà xưa hôm nay đã biến thành cô thị Màu đỏng đảnh dụ dỗ chú tiểu trên chùa. Vở kịch không giống bất
cứ hài kịch nào mà khán giả đã xem qua. Diễn viên nghiệp dư nhưng được uống thuốc liều nên trình diễn không có gì vấp váp cộng thêm mái chùa,
bụi chuối cùng phong cảnh trong slide show của NT2 Phạm phú Hoan đã giúp vở kịch trở nên sống động.
Chuyện vui đã qua bây giờ lại tới cảnh buồn.
Quê hương giờ ở nơi nào. Trên sông khói sóng cho sầu lòng ai.
Ngàn năm trước tới ngàn năm sau, mất quê hương bao giờ cũng là một tình cảnh buồn, một bài thơ buồn, một nhạc khúc buồn.
Đó là tậm sự ngưởi tha hương trong nhạc phẩm người di tản buồn. Nhạc và lời của nhạc sĩ Nam Lộc do phu nhân cựu SVSQ NT2 Lê ngọc
Khanh trình diễn với sư phụ hoạ của phu quân. Đây là cặp song ca có nhiều kỷ niệm nhất trong đêm nay vì gặt hái được nhiều tiếng vỗ tay không
dứt
Lê ngọc Khanh và phu nhân trong nhạc khúc Người di tản buồn
Bây giờ đến phần chính của chương trình. Một bản trường ca đầy ý nghĩa được các cựu SVSQ dàn dựng rất công phu mang tên
Ngày tháng điêu linh.
Trường ca ngày tháng điêu linh kể lại đoạn đời của những người lính VNCH gồm ba phân đoạn :
1-Chiến đấu: với những ngày chiến đâu gian lao, rồi trôi theo vân nước điêu linh, phải buông súng trước quân thù.
2- Di tản: Có người kẻ may mắn trôi theo dòng người di tản, một con tàu Trường Xuân đã cứu vớt bao nhiêu cuộc sống trong những lúc
ngặt nghèo để cùng chung sống kiếp lưu vong nơi xứ người.
Hình ảnh di tản trong trường ca ngày tháng điêu linh
3-Cải tạo: với đa số chiến sĩ cương quyết ở lại chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng đã bị kẻ thù đưa vào những trại tập trung cải
tạo.
Trường ca ngày tháng điêu linh được trình diễn với sự góp mặt của tất cả các cựu SVSQ ĐH CTCT vùng Dallas Fort Worth và gia đình. Có
cả những cháu bé còn bế trên tay. Đặc biệt với giọng hát của cháu Quỳnh Tiên trong ca khúc . Ai trở về xứ Việt của nhạc sĩ Phan văn
Hưng, phổ thơ của nữ sĩ Minh đức Hoài Trinh trong phân đoạn cuối cùng với hình ảnh các tù nhân phải làm việc vất vã trong sự đói khát, nhọc
nhằn ở các trại tù đã làm nhiều khán giả rơi nước mắt.
Hình ảnh trong những trại tù Cộng sản, trường ca ngày tháng điêu linh
Một cựu nữ sinh của trường Bùi thị Xuân, nay là phu nhân của một bác sĩ đã không ngăn được cảm xúc nói rằng các cựu SVSQ đã đưa tâm hồn cô về
lại bầu trời Đà lạt xưa, vượt không gian và thời gian chỉ bằng hình ảnh, tiếng hát đêm nay.
Bài hợp ca tiếp theo là Nhớ mẹ của cựu thiếu tướng Lê Minh Đảo , một cựu tù nhân, người hùng trong trận tử chiến cuối cùng.
Chiều buồn trên đất bắc, con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều.
Tâm sự của cự thiếu tướng Lê minh Đảo, cũng là tâm sự của tất cả các chiến sĩ VNCH bị kẻ thù đọa đày trong cái trại tù trên đất Bắc sau khi
miền Nam sụp đổ. Đoạn đời bi thương ,cay đắng của các cưu sĩ quan quân lực VNCH trên đất bắc đươc thiết tha kể lại với khán giả trong tốp
ca Nhớ mẹ, được trình diễn bới các cựu SVSQ vùng Dallas Fort-Worth. Trần văn Ngải, Châu văn Đẳng, Đặng hiếu Sinh, Lý phước Hồng, Huỳnh văn
Thanh, Trần đại Đãi.
Hợp ca Nhớ me
Khán thính giả chắc đã nhiều lần thưởng thức những màn trình diễn hết sức vui nhộn của những người trẻ trên các trung tâm bang nhạc Paris by
night, hoặc Asia. Nhưng đó chỉ là trong băng nhạc. Trong đêm nay khán giả được thưởng thức màn trình diễn không kém vui nhôn với nhạc
cảnh thương anh của nhạc sĩ Y Vân trên sân khấu với phần đơn ca do cháu Quỳnh Tiên và các hậu duệ của Nguyển Trãi Lê ngọc Khanh, Huỳnh
văn Thạnh và Trần văn Ngãi vùng Dallas Fort Worth đồng trình diễn trên sân khấu.
Cháu Quỳnh Tiên và các cháu khác trong nhạc cảnh thương anh
Trong nỗi tận cùng của tuyệt vọng , con người ta vẫn còn hy vọng. Đã bốn mươi năm rồi , những người chiến sĩ năm xưa luôn luôn hy vọng rằng
có một mùa xuân nào đó ta về với cờ vàng bay phấp phới để xóa đi nỗi nhục mất nước năm nào. Mùa xuân huy hoàng ấy ta sẽ đi khắp mọi miền trên
đất nước để thăm lại giòng sông, giọng hò và duyên trên đôi má người thương năm cũ. Khán giả được thưởng thức hợp ca mùa xuân nào ta về
của nhạc sĩ Lam Phương với sự trình diễn của toàn thể cựu SVSQĐHCTCT và phu nhân vùng Dallas Fort Worth dưới sư điều khiển của nhạc
trưởng Nguyễn như Thi. Các phu nhân vùng Dalls-Fort Worth một lần nữa lại xuất hiện trong những chiếc áo dài đầy màu sắc của một mùa xuân hy
vọng.
Mùa xuân nào ta về d ưới sự điều khiển của nhạc trưởng NT3 Nguyễn như Thi
Bây giờ chúng ta trở về hiện tại. Một ngày trong chuyến phà qua sông Hậu, người nhạc sĩ Nhật Ngân thấy lại đồng đôi của mình lê lết trong
chiều nắng tắt.
Chiều qua phà hậu giang vơí cháu Mai phương
Giòng thời gian cứ trôi lấp đi bao nhiêu kỷ niệm. Có ai còn nhớ những kẻ ngày xưa đã âm thầm hiến cả đời trai cho sa trường, Bây giờ còn lại
chỉ là những sắc màu trong kỷ niệm. Đó là tâm sự của tất cả các chiến binh QLVNCN mà nhạc sĩ Nhật Ngân bắt gặp trong buổi chiều qua phà Hậu
giang. Nhạc phẩm chiều qua phà hậu giang qua giọng ca của một hậu duê Nguyễn Trải vùng Oklahoma, cháu Mai Phương con của NT3 Nguyễn đỗ Tiến
đã làm khán giả ngậm ngùi.
Phu nhân NT2 Trần đình Toại trong ngày xưa Hoàng thị
Mọi người đều thích thú khi phu nhân của NT2 Trần đình Toại đi theo bước chân cô Ngọ trong Ngày xưa Hoàng thị. Ông Vũ mạnh Lương lên tặng
hoa đã quỳ xuống dâng nàng đúng điệu như dân quý tộc. Hoa tặng nhiều đến nỗi tôi phải nhận giúp vì ca sĩ không cầm hết được. Mấy lần tôi xin
được chống gậy đi theo mà không được chấp thuận.
Hai chú cháu Đạng hiếu Sinh và Mai Phương lại làm khan giả nức nở trong đời đá vàng. Ông MC Đặng hiếu Sinh hát hay hơn ông Nguyễn ngọc Ngạn
mà coi bộ lại đẹp trai hơn nhiều. Coi bộ gánh hát này sẽ icạnh tranh được với Paris by night hoặc Asia chứ chẳng chơi
MC Đạng hiếu Sinh và cháu Mai Phương trong đời đá vàng
Tôi thích nhất bài hát thôi chia tay do NT4 Đinh thiện Chí trình bày với lối viết mới của Trần Lê Việt, một người được gọi là NT3 hải ngoại,
bạn tù chung của tôi ở các trại Long giao, Yên bái. Chí hát với cả tâm hồn mình. Dáng dấp rất ư là nghệ sĩ, Chí có những nét chuẩn không chê
vào đâu được.
NT4 Đinh thiện Chí với Thôi chia tay
Sau cùng là ông bạn NT2 Ngô minh Thảo của tôi dẫn mọi người đi giữa hoàng hôn dù cho mưa gió bão bùng thì cũng chẳng phai được niềm tin.
Nhạc phẩm Tôi đi giữa hoàng hôn của Văn Phụng được Thảo trình bày bằng những cảm xúc chân thành của lòng mình đã làm khan giả tán thưởng nồng
nhiệt cho người khách phương xa.
NT2 Ngô minh Thảo trong tôi đi giữa hoàng hôn
Cuối cùng thì niềm vui hội ngộ cũng hết dần. Đêm khuya mà khách vẫn còn đông đủ. Tôi chưa thấy một đêm dạ hôi nào mà đến phút chót vẫn đông
đủ như hôm nay. Chương trình dạ vũ được tiếp tục với các ca sĩ địa phương chọn lọc đưa mọi người theo bước nhảy thần tiên. Ngày hôm nay sẽ
thành kỷ niệm.
Ngày hội ngộ lần thứ 26 của cựu SVSQ vùngDallas-Fort Worth đầy những sắc màu.