Nhân cái DVD Player trở chứng, muốn mua một
Blue-ray Disc Player (BDP) để thay thế. Tìm đọc các mẫu quãng cáo về BDP
nhưng rồi thấy có nhiều đặc điểm mới lạ và có cả những cái không mới gì nhưng chức năng
thì thay đổi theo từng model làm mình lẩn lộn mơ hồ. Nên phải vào ông Gù gỏ vài chữ tìm hiểu đôi chút về thiết bị điện tử
này, và luôn tiện ghi lại đây đôi điều đã tìm biết để các bạn đọc cho vui.
Nói chung nếu mình không hiểu những đặc điểm kỹ thuật của thiết bị điện tử mình mua thì nhiều khi bỏ
tiền ra nhiều trả cho những đặc điểm mà thực tế về nhà chẵng xài bao nhiêu e rằng cũng phí tiền vô
lối. Ít nhất là mình cũng hiểu khái quát về thiết bị điện tử mà mình cần đến và thực sự
cần đến.
Nhìn lại những đồ dùng trong nhà như computer, TV, DVD player chưa chắc chúng đã được xữ dụng đúng mức
.
Một ví dụ nhỏ, cái DVD player thường có chức năng
progressive scan.
Tính năng này không mới nhưng nó mới hơn cái interlaced
scan
trước đây. Progressive scan cho hình ảnh rỏ nét hơn và sinh động hơn vì nó giúp tạo ra hình ảnh trên
màn hình hoàn chỉnh hơn là interlaced scan. Một cách đơn giản ta có thể xem hình ảnh trên màn hình
TV được tạo nên bằng những đường ngang . Với interlaced scan, khi một hình ảnh được tạo lập thì
những đường ngang lẻ 1, 3, 5, … hiện lên trước. Khi tất cả những đường lẻ này hiện lên hết rồi mới
tới những đường ngang chẳn 2, 4, 6 , … hiện lên kế tiếp cho đến khi hoàn tất các đường chẳn đan xen
vào đường lẻ thỉ tấm hình hoàn tất.
Trong khi đó với progressive scan thì các đường ngang lẻ chẳn hiện ra liên tục 1, 2, 3, 4, … cho đến
khi tấm hình được hoàn tất . Do đó tấm hình sẽ hiện nhanh hơn và sẽ rỏ nét hơn nhất là khi những
động tác nhanh sẽ không bị nhòe như là với interlaced.
Một điều ít ai để ý là tính năng progressive scan này chỉ có được khi ta nối DVD player vào TV qua
component video output hoặc là
HDMI output mà thôi. Trước đây khi mua DVD Player có khi
người
ta không có cung cấp kèm theo component video cable (3 dây cho
video và 2 dây cho audio) cho nên ta
có sẳn
composite cable (1 dây cho video và 2 dây cho audio) hoặc là
dây
S-VIDEO mà nối vào TV thì ta không có tận dụng được tính năng này.
Hiện tại chúng ta thường thấy 1080i hoặc 1080p khi xem những TV HD chữ i=interlaced và p=progressive
mang ý nghĩa như trên đã đề cập đến.
Tuy là bây giờ đĩa video nhạc Việt Nam đều là DVD, nhưng có lẽ BDP sẽ là dụng cụ điện tử không thể
thiếu trong gia đình. Bước vào gian hàng bán đồ điện tử bây giờ người ta trưng bày BDP nhiều hơn là
DVD Player và giá cả BDP bây giờ cũng đã giảm rất nhiều so với trước. Nếu nhu cầu cần phải sắm để
thay thế cho DVD player đã củ hay hư thì BDP có lẽ là lựa chọn thích hợp nhất, bởi vì BDP chơi được
DVD và BD và là một thứ không thể không có trong tương lai gần, nó có thể sẽ là như VCR và DVD trước
đây vậy.
Thử tìm hiểu khái quát về BDP và hiểu những đặc điểm của nó như thế nào cho đúng là điều cần thiết.
Hãy xem một mẫu BDP sau đây:
Chỉ tìm hiểu đến những đặc điểm có tính cách riêng biệt đối với một BDP:
- USB port: mới nhìn qua tưởng nó giống với USB port trong
computer, nhưng thật ra không phải mà nó có nhiều giới hạn và công dụng của USB port này tùy thuộc
vào từng máy BDP.
* Có máy BDP chỉ dùng để cắm vào một Wireless USB adapter để nối máy BDP vào home network có sẳn trong nhà.
* Có máy chỉ dùng để cắm vào một thanh USB flash drive như là một bộ nhớ bên ngoài (EXT) để làm tăng
thêm bộ nhớ cho máy BDP khi muốn xem bonus BD-LIVE ( một số BD-ROM có BD-LIVE logo thường tặng thêm
những nội dung hoặc dữ liệu mà ta có thể download vể để thưởng thức).
* Có lúc nó dùng như một USB port với chức năng có thể đọc được những định dạng nhạc (ví dụ mp3),
hình ảnh (ví dụ như Jpg) hoặc là các file video (mpeg). Ví dụ trong hình trên cái port USB phía
trước có chức năng này có nghĩa là nếu thanh USB flash drive cắm vào có nhạc hoặc hình ảnh hoặc là video clips
lưu giử trong đó thì nó có thể play được với những định dạng thích hợp với máy BDP.
Tại sao có sự giới hạn đó và tại sao máy này chơi được định dạng này mà máy khác không chơi được.
Lạm bàn một chút chơi thì có lẽ đơn giản là trong mỗi BDP có cài sẳn một firmware, nói nôm na ra là
môt software nhỏ dùng để điều hành mọi thứ trong máy BDP đó. Cho nên firmware của nó support định
dạng nào thì chơi được định dạng đó và do đó upgrade firmware là điều rất cần thiết đối với BDP.
Xữ dụng BDP không thể không để ý đến điều này, giử cho firmware up to date là điều rất quan trọng. Khi mua BDP về nên check
firmware version của nó, và các hãng làm ra BDP hướng dẩn rất kỷ và cẩn thận về cách upgrade
firmware cho BDP - nếu ta upgrade firmware sai có thể máy sẽ gặp vấn đề và có khi không xữ dụng
được.
Thường có hai cách để upgrade firmware hoặc là kết nối BDP vào internet và upgrade firmware (network
upgrade) hoặc là dùng computer để download firmware mới nhất về computer và burn ra đĩa cd sau đó bỏ
đĩa cd vào BDP và tiến hành upgrade firmware (disc upgrade). Một điều quan trọng khi tiến hành
upgrade firmware là tuyệt đối không bao giờ ngắt điện nửa chừng và check cái size của firmware mình
download về có đúng y chang cái size của firmware trên trang web của nó và dĩ nhiên là đúng cho
model của BDP.
Nói tóm lại USB port có nhiều sự khác biệt ở mỗi BDP, ta nên tìm hiểu kỹ càng để thích ứng với nhu
cầu của ta. Những model mới sau này thường có đủ các đặc điểm trên.
- Ethernet port: Ethernet port (LAN) dùng để kết nối BDP với một
network trong nhà nhằm nối với internet qua một Ethernet calble RJ-45 giống như dây điện thoại vậy.
Đặc điểm này cũng có sự khác biệt ở các BDP:
• Có BDP dùng Ethernet port nối với network để chỉ upgrade firmware.
• Có BDP dùng nó nối với network vào internet để upgrade firmware và có thể xem movie on
demand ( có trả tiền) như Netflix hoặc Qriocity của Sony hay là Hulu plus … hoặc là xem youtube ngay
trên tv qua kết nối từ BDP tùy theo model . Nhiều người thích BDP phải nối được vào internet bằng
dây (wired) hay không dây (wireless) để có thể xem movies ví dụ qua Netflix chẳng hạn bởi vì như vậy
rất tiện họ không phải chờ DVD gởi đến nhà rồi xem xong phải mang ra thùng thư gởi trả lại như trước
đây, mà thích xem phim nào BDP sẽ download về cho mà xem.
- Kết nối Wireless : Phần trên là kết nối vào network dùng Ethernet
cable tức là dùng dây (wired). Kết nối không dây thường là dùng một wireless adapter để kết nối BDP
vào network. Hiện nay có thể thấy 2 trường hợp và cần hiểu rõ :
• Wi-Fi® adapter ready – nên hiểu là BDP này có khả năng kết nối không dây nhưng phải mua thêm
một dụng cụ wireless chẳng hạn như USB wireless adapter gắn vào USB port của nó và thường thường thì
phải mua thêm đúng cái wireless adapter do chính hãng đó sản xuất mới làm việc được với BDP của hăng
đó mà thôi, và dĩ nhiên là giá wireless adapter đó khá cao. Rất nhiều người đã thất vọng khi
dùng các wireless adapter bán trên thị trường mà không thể nào tương thích được với BDP. Nếu làm
thầy bàn thì có lẽ cũng do trong firmware của BDP đã có sẳn driver của wireless adapter của chính
hãng đó rồi cho nên gắn vào đúng thằng em của nó thì nó Ok. Nên hiểu mà thông cảm vì nó phải khác
computer có cả một hệ điều hành khi gắn vào một thiết bị mới thì cho phép ta install driver của
thiết bị đó vào xài, còn BDP chỉ có một cái firmware nhỏ cho nên nó chỉ chấp nhận đúng thắng em của
nó mà firemware đã được dặn dò trước rồi là phải thôi. Không biết lạm bàn như vậy có đúng không.
Lại lạm bàn thêm chút khi xữ dụng các cd burner hoặc DVD burner ở computer thỉnh thoảng có thể ta
cũng gặp những vấn đề không như ý như là ta mua một đống cd hay dvd trắng (blank) về để xài cho dù
là những hiệu đã quen xài từ trước mà khi bỏ đĩa mới vào cd hay dvd drive thì nó không work hoặc là
im re hoặc là no disk khiến ta la hoảng lên là cd hay dvd drive bị hư rồi. Thật ra không phải hư gì
cả mà do cái firmware trong cd hay dvd drive không nhận diện được cái đĩa đó. Lý do có thể là loạt
đĩa đó mới ra sau ngày cái burner xuất xưởng hay là kết cấu của nó có cái khác lạ mà firmware chưa
được chuẩn bị trước để nhận diện nó nên nó làm thinh mà thôi. Ví dụ đĩa memorex chẳng hạn, đĩa
memorex là do nhiều hãng gia công và do đó có khi đĩa của nó không có cùng một tiêu chuẩn nên trước
đây ta mua về xài OK với burner của ta có khi lại gặp trở ngại như trên. Điều này không thường xuyên
xãy ra nhưng đôi khi gặp phải. Nếu hiệu burner có firmware mới cho update thì có thể giải quyết vấn
đề này nếu không thì đem trả đĩa lại và đổi hiệu khác vậy.
• Built - in Wi-fi – BDP này có sẳn cái wireless adapter gắn sẳn trong máy rồi, mua về là có
thể kết nối vào network không dây và do đó giá tiền cũng cao hơn các model khác không có đặc điểm
này.
Ngoài những đặc điểm kể trên ta còn thấy những đặc điểm khác:
- DLNA wireless streaming of photos, videos, music:
Dòng chữ trên mới đọc thật sự không hình dung được cái gì cả. Thế thì DLNA là gì ? DLNA là viết
tắt của Digital Living Network Alliance, nói dể hiểu là chức năng giúp chia xẻ các file media như là
music, hình ảnh, video giữa các thiết bị điện tử (có chức năng DLNA) với nhau, với BDP có chức năng
này thì khi nối nó vào network nó có thể chơi được cái file music, hình ảnh hay video có ở trong máy
computer chẳng hạn. Ví dụ với BDP của Sony như là BDP BX37, Window Media Player 11 có thể được dùng
như là DLNA server để nối Computer vào BDP khi Media sharing trong computer được enable. Chức năng
này đang trên đà phát triển chưa tới mức hoàn thiện nên vẫn còn nhiều giới hạn.
- Quick Start/ Load : có nhiều BDP khiến người xữ dụng bực mình vì
thời
gian tử lúc bỏ cái disc vào tới lúc nó play chậm hơn là DVD player bình thường rất nhiều, chậm chạp
ngoài sự mong đợi của người xữ dụng cho nên nếu có cái tính năng này thì thời gian trên sẽ nhanh
giống như là các DVD Player vậy.
Ngoài ra các tính năng như là play Blue-ray disc
movies in full HD 1080p,
play được các đinh dạng DVD … hoặc là upscale the
quality of your DVDs to near HD
thì máy nào cũng có, có lẽ không cần phải để tâm lắm.
Khi xem DVDs với BDP hình ảnh có thể rỏ đẹp hơn khi xem với DVD player vì tính năng upscale chất
lượng DVD của BDP tốt hơn là DVD player có tính năng này. Nói thêm ra thì DVD player thường cho ra
video với 480i hoặc 480p – dể hiểu thì hình ảnh của nó gồm 480 đường ngang chẳng hạn – nhưng mà TVHD
bây giờ hiển thị đến 720p hay 1080i hoặc 1080p, do đó tinh năng upscale ( tạm cho là nâng cấp) này
sẽ tăng chất lượng hình ảnh của đĩa DVD phát ra từ BDP hay DVD Player từ 480 đường ngang lên 720 hay
1080 đường ngang để mang đến hình ảnh tốt hơn tương thích với khả năng hiển thị của TV.
Còn có thể nói thêm rằng BDP mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn DVD Player.
Một điều cũng
cần phải nhớ là những DVD Player có tính năng nâng cấp (upscaling capability) đều có cung cấp kết
nối HDMI và để hưởng được khả năng nâng cấp này chúng ta phải và phải dùng kết nối HDMI.
Để xem được video trên internet khi nối BDP vào network và vào internet, đường truyền high speed
internet nên ít nhất là 2.5 Mbps. Chất lượng video sẽ tùy thuộc vào tốc độ đường truyền internet và
vào chất lượng của nội dung video được cung cấp, vi dụ video file dưới dạng HD sẽ rỏ hơn các dạng
khác, mà file dưới dạng HD thường lớn nên cần đường truyền internet có tốc độ cao. Hiện tại youtube
cũng đã có cung cấp những file video dưới dạng HD. Ví dụ file youtube “Ip man - Donnie Yen Fight HD”
xem rất rỏ trên TVHD full screen qua kết nối
BDP
vào internet.
Tóm lại khi mua BDP chúng ta cần biết chúng ta muốn xài BDP như thế nào .
Nếu chỉ dùng nó như là một DVD player có nghĩa là để play Blue-Ray Disc và các đĩa DVD thì chỉ cần
mua một BDP có chất lượng hình ảnh tốt và full HD là được rồi và giá các BDP này tương đối thấp
nhất. Nếu chúng ta cần xem hình ảnh digital hoặc music hoặc video file thì cần có thêm một USB input
để cắm thanh USB flash drive có chứa hình ảnh, music hoặc video vào hoặc là BDP có khe cắm các thẻ nhớ ( memory
card). Nếu nhà có high speed internet và có thiết lập một home network (có dây hoặc không dây) và
muốn xem movies trên internet hoặc qua các dịch vụ của Netflix chẳng hạn thì cần phải có cổng kết
nối Ethernet (LAN) dùng cho kết nối bằng dây hay là wireless built - in hoặc wireless ready cho kết
nối không dây hoặc là cần share music , hình ảnh , video giữa các thiết bị điện tử với nhau thì cần
thêm chức năng DLNA. Càng nhiều chức năng thêm vào thì giá cả cũng nhích lên theo.
Một điều vẫn nên lưu tâm là firmware của BDP đóng vai trò quan trọng ví dụ Blue - ray disc
“Avatar” có nhiều BDP phải upgrade firmware mới play được, do đó nên chọn mua BDP của các hãng
có tên tuổi chút để có thể dể dàng upgrade firmware.
Tất cả đều tùy nhu cầu xữ dụng của cá nhân mình mà chọn BDP thích hợp. BDP ngoài chức năng của một DVD player còn có những
đặc điểm khác mà DVD player không có, vậy thật sự bạn có nhu cầu
cần đến một BDP chưa ?