Câu chuyện ghi lại giai đoạn từ 30/4/75 đến thời điểm có chương trình HO.
Một cảnh đời bi thảm sau cuộc chiến. Người đàn ông bị tập trung cải tạo, đói khát, bệnh tật, lao động khổ sai, không ngày về. Người đàn bà ở
nhà với đàn con dại, bị phân biệt đối xử, phải lao vào đời để kiếm miếng ăn. Những phản trắc, lọc lừa, ngoại tình, xác thịt, được viết một cách
trung thực với đầy đủ vóc dáng và nhân diện của từng nhân vật. Trong truyện còn ghi lại một thời buổi nhiễu nhương của đất nước trước và sau
30/4/75, các tướng công sứ quân cát cư từng vùng. Tôn giáo, Đảng phái, Sinh Viên học sinh tranh đấu rồi Hộ khẩu, lý lịch, tham ô, hủ
hóa.
* * *
Chương Bốn Mươi
Nhự như bắt được vàng, anh nhận ra ở Ngãi tấm lòng bao dung và độ lượng.
Ngãi nói:
- Nhự cứ ở đây đi, nhà này bây giờ hoang vắng lắm. Chỉ còn lại mợ và bé út, mà bé út thì bịnh hoạn. Mấy đứa lớn đi học ở nội trú, thỉnh thoảng
cuối tuần mới về, mợ ở một mình cũng buồn lắm.
Đó là tấm lòng của mợ Ngãi nói với Nhự khi Nhự có ý định sẽ đi tìm chỗ ở khác và tìm việc làm. Anh phân vân, nhưng trong anh lại nổi dậy ý
nghĩ hạnh phúc. Len lén trong tâm anh là được ở gần, sống gần với một ngưòi đàn bà đẹp, mà một thời niên thiếu anh đã mê mệt, đã đưa lên ngôi
thần tượng.
Anh nói rất nhẹ nhàng:
- Ở đây con sợ làm phiền mợ. Con mới về, không có một thứ gì. Con sợ mợ khổ.
Ngãi nhìn Nhự bằng đôi mắt nửa như thương hại, nửa như trách móc:
- Nhự đừng nói thế, khi cùng khổ mình giúp nhau được gì thì giúp, chứ đến khi giàu sang sung sướng mà giúp thì cũng bằng thừa. Tôi biết Nhự
về với đời sống bình thường một thời gian, Nhự sẽ thành công.
- Con mới về chưa biết làm gì đây?
- Bây giờ Nhự cứ nghỉ ngơi, công việc thì cứ từ từ. Có thể hàng ngày con chỡ mợ đi bỏ mối thuốc tây, mợ phát lương cho. Cũng là công việc làm
ra tiền đó chớ.
Nhự an tâm sống trong căn nhà này. Anh suy nghĩ đến chuyện lớn hơn. Anh phải ra đi, cố tìm đường đi. Đó là con đường duy nhất.
Căn nhà rộng, mợ Ngãi và con bé út ở trên lầu trong một căn phòng rộng, bên ngoài có bộ xa lông nhỏ, có TV màu, cassette. Còn Như ở ngoài
căn phòng khách.
Đêm đầu tiên, Nhự sau khi tắm rửa, anh đã xả hết bụi đường. Anh thay cặp đồ pyrama của cậu Đạt để lại mà mợ Ngãi đưa cho. Anh nằm trên sofa,
mợ Ngãi ngồi bên mở cassette cho Nhự nghe những bản nhạc tình mà anh tưởng chẳng bao giờ nghe được nữa. Nhự thấy hạnh phúc, một hạnh phúc bình
yên. Cái hạnh phúc bình thường mà anh không có được. Mợ Ngãi vào phòng ngủ với con gái út. Anh mệt mõi quá cũng thiếp đi.
Buổi sáng Nhự thức dậy thì mợ Ngãi đã đi rồi. Nhự thấy trên bàn có một đĩa xôi gà, một ly cà phê, hai điếu thuốc Capstan đầu lọc. Nhự cảm
động. Anh vươn vai đứng dậy, bật quẹt hút điếu Capstan. Đã hơn sáu năm, anh chưa hút điếu Capstan đầu lọc nào. Anh rít lộng buồn phổi, thở hơi
ra, khoái ngất. Tâm hồn anh bay bỗng.
Phía dưới lầu, mợ Ngãi cho thuê làm tiệm chụp hình. Hàng ngày khách khứa ra vào tấp nập cho nên Nhự ở trên lầu không ai để ý, kể cả công an
khu vực.
Ngãi trở về buổi trưa với một giỏ đồ ăn, cùng quần áo, cùng những vật dụng sinh hoạt của Nhự. Ngãi thấy lòng mình vui lên, trong nhà có một
người đàn ông, dù vai vế là cháu của người chồng đã đi xa, nhưng dù sao cũng là đàn ông, làm lòng nàng thoáng lên niềm vui nho nhỏ.
Săn sóc cho một người thất cơ lỡ vận, tù tội trở về cũng là một điều hay, huống hồ gì đây là cháu của Đạt. Dù Đạt có bỏ mẹ con nàng, dù nàng
có oán hận, căm thù Đạt bao nhiêu đi nữa. Thời gian đó như là một cơn mộng dữ, đã qua rồi.
Nhự đến, lôi kéo nàng về một dĩ vãng cũ xưa. Ngày nàng cùng Đạt về Đà Nẵng. Nhự là hình bóng của một thanh niên tràn đầy sức sống, lãng mạn
và cuồng nhiệt. Trong cái nhìn của Nhự lúc đó với nàng như có một ngọn lửa đam mê bùng cháy. Nhưng ý nghĩ nàng chợt tắt đi vì có Đạt bên
cạnh.
Bây giờ thì Ngãi thấy nhẹ người đi. Nàng đã thoát ra ngoài vòng cương tỏa của Đạt. Đạt đã ra đi trong một đêm tối trời. Khi được tin của người
mối lái vượt biên báo cho nàng biết là Đạt đã đến Thái Lan, nàng đã thở phào nhẹ nhõm. Nàng đã thấy mình như vừa thoát ra khỏi cái lưới chặn
của Đạt.
Buổi trưa, hai người ăn cơm. Người tù nào mới trở về đều thấy bữa cơm đầu tiên thật vô cùng quý giá. Nó là sự ấm cúng, là tiếng nói của gia
đình, là của thân thương đầm ấm. Huống hồ chi, Nhự và Ngãi là hai người ôm trong lòng một nỗi cô đơn quá lớn. Như là sự bất toại của đời sống,
là những người bị bỏ rơi.
Bữa cơm chỉ có hai cái chén, hai đôi đủa. Nước mắm nhĩ trộn ớt, chấm thịt heo luộc và rau sống. Chừng đó thứ thôi cũng làm rộn lên trong lòng
Nhự thèm khát vô bờ.
- Ăn cơm đi Nhự ơi!
Ngãi xới cơm và kêu Nhự. Nhự cầm chén cơm và đôi đủa lên tay. Anh cười thật tươi, nụ cười tươi nhất từ ngày anh trở về.
- Mời mợ. Hôm nay mợ cho con ăn ngon quá.
- Có gì đâu, ăn bình dân thôi. Mợ mua cho Nhự một số áo quần, rồi sau này Nhự muốn may thêm thì đến tiệm may. Nhự phải bỏ hết những ý nghĩ
phiền muộn trong đầu đi.
- Thôi mợ ăn đi, con đói bụng quá rồi. May mà gặp mợ, nếu không, không biết con tấp vào đâu, và cuộc sống con sẽ ra sao?
Ngãi gắp thịt bỏ vào chén Nhự, anh cảm động thật sự. Nếu không gặp được Ngãi thì anh sẽ ra sao bây giờ. Trong xã hội này, anh là tội phạm hình
sự, chẳng nơi nào dung dưỡng anh ngoài trại cải tạo. Nếu anh lang thang đây đó, sống lêu bêu đầu đường xó chợ, thì anh sẽ bị công an hốt lại
như chơi. Anh thấy mình mang ơn nghĩa của Ngãi quá nhiều, như Hàn Tín ngày xưa ăn cơm bà Phiếu Mẫu. Nhự run tay, anh thả chén cơm xuống, rồi
cầm tay Ngãi nói:
- Con cám ơn mợ nhiều, không có mợ không biết bây giờ con ra sao? Oanh đã bỏ con đi lấy chồng khác, ba con đi cải tạo chưa về, mạ con đi
kinh tế mới không biết ở đâu, các em con mỗi đứa mỗi nơi, gia đình con thất tán hết.
Ngãi để yên bàn tay cho Nhự cầm lấy tay mình, nàng cũng cảm động không kém. Bàn tay Nhự chai sần vì lao động ở nông trường suốt mấy năm.
Nhưng đó là bàn tay to bè, cứng ngắt của đàn ông. Nhự đã mang hơi hướm đàn ông đến với nàng. Nàng nói nhỏ:
- Mợ biết rồi, thôi ăn đi, ăn thật nhiều vào để lấy sức. Cố gắng vượt qua mọi đau thương, mợ đã từng đau như con vậy, nên mợ thông cảm và hiểu
con nhiều lắm. Mợ biết con đủ nghị lực để vượt qua mà.
Nhự buông bàn tay Ngãi ra, trong tận cùng cảm giác của người đàn ông đã tám năm không có đàn bà, khi được nắm bàn tay Ngãi, bàn tay trằng,
thon, mềm như búp măng, tự dưng anh hôì hộp. Một luồng điện chạy qua châu thân anh, làm anh nóng bừng cảm giác. Anh đỏ mặt lên và đầu óc
quay cuồng ham muốn. Khi buông tay Ngãi ra, anh như chợt tỉnh với nỗi tiếc nuối ngẩn ngơ.
Cả hai ăn trong im lặng, không nói thêm lời nào. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Ngãi thấy niềm vui ào tới, dào dạt trong lòng nàng.
Có lẽ, sự cô đơn quá trong thời gian Đạt bỏ đi. Nàng không quen một người đàn ông nào. Bây giờ thì Nhự đến, có lẽ, dù gì đi nữa, Nhự cũng là
hơi ấm thổi tan đi những giá băng đã chứa đựng trong lòng nàng suốt một thời gian dài. Sự cô đơn. Ôi! Sự cô đơn, nó làm nàng héo hon trong
những ngày tháng qua. Bây giờ, nàng thấy mình như được phục sinh với luồng sinh khí mới.
Bữa ăn xong, Nhự nghĩ anh có bổn phận phải giúp đỡ Ngãi, dù những cái rất nhỏ, như lấy khăn cho Ngãi lau mặt, đem cho Ngãi cây tăm, pha cho
Ngãi ly trà, dọn dẹp chén bát bỏ xuống thau chậu dưới nhà bếp và anh cũng rửa chén bát luôn.
Ngãi nói:
- Nhự đừng làm thế, chuyện đó của đàn bà.
Nói vây nhưng Ngãi cũng thấy vui trong lòng, khi nàng thấy mình được săn sóc. Sống với Đạt bao nhiêu năm, chỉ có nàng lo cho Đạt. Đạt coi sự
săn sóc là bổn phận của người vợ, đến cả những buổi sáng Đạt đi làm, nàng cũng phải mang vớ cho Đạt, rồi đến khi Đạt về, phải cởi vớ ra.
Bữa ăn ngon miệng. Nhự đã làm xong mọi việc. Câu chuyện trở lại như pháo rang. Nhự kể cho Ngãi nghe những ngày ở tù với đám bụi đời giang hồ.
Ngãi nghe chăm chú. Đến lúc thấy Nhự vừa kể, đôi mắt vừa díp lại, biết Nhự đang buồn ngủ.