Ngày tháng năm còn trong trại cải tạo, thời điểm không hẹn, bạn bè
vẫn gặp nhau, đại đa số là quân nhân tác chiến, rồi đến bạn bè còn là công chức biệt phái, đảng viên các đảng phái quốc gia,
viên chức xã ấp hành chánh, cùng quý vị tu hành ở các tôn giáo: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo... Buổi ban đầu
ở tù còn bị gạt gẫm, đánh lừa, rồi thời gian trôi chầm chậm, mặc dầu mỗi phút có 60 giây, mỗi ngày hai mươi bốn tiếng. Thời
gian ở tù là thời gian cảm giác trôi chậm... nội quy tù xuất hiện... ngày về thăm thẳm chiều trôi, bạn tù mệt mõi ngóng
trông, mỗi người mỗi thế giới suy tư riêng rẽ, với nội quy cấm liên hệ, cấm ăn nói linh tinh, nay dời phòng, mai chuyển
trại. Bạn bè vừa chớm tình cảm lại chia tay, qua trại mới gặp bạn bè khác, mọi sinh hoạt đều giống nhau. Tất cả bạn tù nhìn
nhau qua ánh mắt cảm thông, nhạy cảm, hiểu nhau và che dấu cho nhau, mỗi khi bị cán bộ quản giáo tra khảo. Trình độ người tù
lúc nào cũng đề phòng bị chụp cái chão...
Thời gian chồng chất, sức khoẻ người tù suy sụp nhanh chóng qua chế độ lao độ khổ sai: Đi đón cây, phá từng, đào sỏi, làm
đường dẫn đến phá sạch sẽ đốn cây rừng để biến thành khu vực trồng trọt, cắt tranh làm láng cho tù ở. Ngày ngày đi lao động
ngoài hiện trường không một bóng cây che mát, ánh nắng cháy da, mồ hôi nhỏ giọt, đến xế chiều, ghé bên bờ suối, được lệnh
xuống suối tắm, qua một phút, hai phút rồi có lệnh tập họp, điểm danh kế tiếp
rồi hướng về trại, áo quần ướt đẫm, rách nát tả tơi chiếc áo tù tự cắt, tự may bằng bao cát Mỹ.
Vào trại, dụng cụ lao động do tù tự chế: Cuốc, rựa, dao phá rừng được gom lại rồi đi lãnh phần cơm chiều gồm bo bo, môĩ tù
được một chén ngang mặt. Buôỉ sáng khoai mỳ hoặc khoai lang, mỗi người tù được 1 củ, đại đa số là sùng, sượng, cũng ráng
nuốt cho qua ngày, đến mùa bắp ăn bắp. Đêm đến, các láng tù ở bị khóa lại, cán bộ cai tù đi vòng quanh canh gát giấc ngủ cho
tù... trong cơn đói hoành hành bao tử. Tôi nhớ mãi hình ảnh bạn tù trong phòng dùng bịch ny lông chứa nước suối của buổi
chiều tắm, để dành, tối nào cũng tu đầy một bình để đè bao tử, dỗ giấc ngủ, với những đêm bên ngoài trời sấm sét, bên ánh
đèn dầu, đưa tay chụp bắt đưa vào miệng với cảm giác có thêm chất béo. Mọi người tù nhìn nhau vui cười gượng trong không
gian chật hẹp và nhìn những con rệp xuất hiện nối đuôi, bò dài theo thành gỗ và nệp tre của sàn ngủ.
Thời gian kế tiếp, bạn tù chết càng ngày càng nhiều qua cơn bệnh không có thuốc như tiêu chảy, kiết lỵ, sốt rét. Mỗi khi
nghe tin người tù bị bệnh đưa đi bệnh xá, ngày sau lại nhìn hình ảnh hai người tù khiêng gánh bạn tù gói gọn trong chiếc
chiếu túm lại hai đầu, bên cạnh cán bộ an ninh, cán bộ canh gác với khẩu súng dài, mọi người bạn tù nhìn âm thầm cầu nguyện
cho bạn tù vắn số theo tôn giáo mình. Bạn tù đông mà không một ai được tiễn đưa, không một nén nhang, không một ai biết địa
điểm chôn tù, chỉ biết tiến ra vườn mì... mọi bạn tù nghẹn lời, trước hình ảnh “tù chết” không bạn bè, không thủ tục tôn
giáo... bạn tù âm thấm rỉ tai, căm hờn. Một số tù “đi đầu gối” với cán bộ quản giáo, báo cáo mọi sinh hoạt trong tù,
để hưởng ơn mưa móc, hưởng quy chế xuất sắc lao động để được phần ăn tăng thêm với củ khoai, củ mì, traí bắp, chén bo bo kèm
thêm lời hứa được thả về sớm với gia đình. Thành phần này được gán cho danh từ “ăn teng” và “râu”. (Máy
truyền tin PC 25). Mọi bạn bè cẩn thận và xa lánh họ. Hình ảnh sinh hoạt tù qua các trại láng chuyển dời không định trước,
đều giống nhau, càng ngày càng gay gắt, không bao giờ phai và quên được, của ngày tháng đen tối, đúng như nhân gian thường
nhắc nhỡ: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.”
o 0 o
Ngày thả về địa phương, tính lại hơn sáu năm, chui từ cái rọ nhỏ, đi vào cái rọ lớn tại địa phương, với đôi mắt địa phương,
với công an, với các tổ dân phố, phường khóm, hội họp liên tục, bất kể ngày, kể đêm, gọi là sinh hoạt kiểm điểm, thời gian
với cảm giác sống nửa người, nửa vật. Nhưng bạn tù vẫn âm thầm, to nhỏ với tin tức đã nghe và chuyền nhau tin bí mật với
niềm hy vọng, tia sáng xuất hiện từ cuối đường hầm. Có tin vang vọng vào năm 1988 khi nhìn thấy mẫu giấy quay roneo để tù
điền vào và gởi qua tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Thái Lan, với niềm hy vọng chứa chan: Mỹ lên danh sách tù để bốc đi qua Mỹ,
lúc đó gọi là tù nhân chính trị. Thời gian này nhiều hy vọng, cầu nguyện và chờ.
Một phép lạ lại đến cho bạn tù, năm 1990 tin tức chuyển nhau từ SG phát đi, văn phòng Xuất Nhập Cảnh đã dán thông báo: Tất
cả tù đã cải tạo được 3 năm trở lên, đều được nộp hồ sơ chính thức và sẽ được cứu xét, đi định cư nước thứ ba. Dư luận xôn
xao bàn tán, mấy ông cải tạo sắp sướng rồi, “Tù 3 năm được đi Mỹ”, mấy ông cải tạo có giá.
Nghe vậy, biết vậy, vẫn im lặng cầu nguyện trong niềm hy vọng: Thượng Đế, Trời, Phật, Chúa đã cứu đám tù, như những người
quên mình vượt biển băng rừng, đi đường bộ đủ mọi cách, đi tìm tự do... trong muôn vàn khổ cực trong suốt hành trình, đánh
đổi cái
chết trước biển cả bao la, với đám hải tặc, cướp biển, rời bãi vượt biên phải né tránh công an và tuần tra bờ biển kiếm tiền
và vàng.
Luật nhân quả đã đến đúng ngày, đúng tháng, đúng năm, xoay chuyển cho bạn tù gặp nhau lần thứ hai tại đất khách tự do nói
chung và đồng môn Chiến Tranh Chính Trị nói riêng. Tìm lại bên nhau, mỗi người một nơi trên đất nước Hoa Kỳ và các nước Úc,
Na Uy, Thụy Điển, Canada, Pháp. Đồng môn tay trong tay, tay bắt mặt mừng tại đất khách sau 30 năm xa cách, nghìn trùng xa
cách, thời gian qua chứa nhiều khổ ải, buồn đau, đọa đày... Gặp nhau buổi ban đầu, cũng gương mặt đó ngày ở quân trường
4648, bây giờ mặt đối mặt, tên tuổi xa rời bộ óc ở tù mau quên, chỉ biết thốt nên lời: “Tao quên tên mày rồi.” Niên
trưởng đây em. Xung quanh bạn bè đông nhìn nhau tại phi trường, gây không khí vui nhộn, khách lạ đưa mắt nhìn nhau, người
dân da vàng đang bắt tay, vỗ vai, choàng tay ôm cười vui vẻ, đánh dấu “Ngày hội ngộ 30 năm xuống núi".
Thời gian sống tại hải ngoại, với cảm giác ngày tháng qua rất nhanh, bạn đồng môn lại hưởng phước thêm, vui thêm kỳ hội ngộ
35 năm tại Bắc Cali. Trong niềm vui đó, điểm danh bạn bè, nhìn nhau cũng gom đủ số bạn bè kỳ trước, đó là niềm vui của cái
tuổi về già, còn sức khoẻ, còn đi tìm lại bên nhau với quân số cũ, chỉ vắng một số ít bạn bè ở xa trong hoàn cảnh của mỗi
người bạn, tất cả đều cảm thông cho nhau với lời thăn hỏi: “Sao mầy không đi?” “Tao kẹt đi VN, tại bệnh, nghỉ một chuyến
hội ngộ, hẹn kỳ sau”. Trong đó có một bạn được bạn bè hiện diện nhắc đến, thiếu vắng hôm nay, bạn bè hoài niệm, tiếc
thương người bạn ra đi bỏ lại cuộc chơi. Đó là số phận, cái nghiệp, cái nợ bạn mình đã trả hết. Bây giờ chúng mình còn lại
đây, còn thiếu nợ, nợ mình vay từ kiếp trước. Thôi bây giờ đưa lưng đi làm để trả nợ nơi đất khách, cái nợ ở xứ Tự Do cũng
nhẹ nhàng so với một số bạn bè giàu có,
dư ăn, dư mặc không đi, hoặc không đủ năm tháng tù, đại đa số bạn bè mình ở lại, phải tiếp tục cuộc sống “dè dặt” kỹ
lưỡng tránh dòm ngó, sự sống dựa vào con cái khôn lớn, hạnh phúc bên mái gia đình thiếu thốn vật chất và rất đau khổ khi
căn bịnh phát ra đột ngột. Với tình huống đó, bạn bè chúng mình ở hải ngoại đã mở rộng vòng tay yêu thương, mỗi người gọi
thông báo đến bạn mình ở xa chưa hay tin, hoặc trên email, trong một ngày sau, chúng ta thấy tấm lòng “không bao giờ bỏ
bạn giữa dòng đời”. Tình bạn, tình đồng môn, tình đồng tù sống dậy khi hữu sự xảy đến. Tôi còn nhớ trong một dịp nghe
buổi phỏng vấn nhà thơ Trạch Gầm với lời thơ:
Mầy hỏi tao bây giờ sống ra sao?
Cơm áo tha phương có phải nghẹn ngào
Gần mười năm tù còn in trong trí
Hay cháy rồi đất rộng trời cao?
... Tao gởi về mầy một trang giấy trắng
Thật cứ lao đao mầy cứ vẻ vời
Nơi tha phương trăn hội đoàn yêu nước
Tao ngu ngơ... không biết khóc hay cười
Xã hội tự do với cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người một ý thích, mỗi sinh hoạt tự chọn bên cạnh gia đình, bạn bè và
người thân, nhưng tình cảm đi đôi với cuộc đời, trong đó, tình đồng môn chiếm tỉ lệ cao, bởi hai năm sống trong quân trường,
hiểu nhau, biết nhau. Ra đơn vị gặp nhau. Vào tù cũng gặp. Bây giờ ở đất tự do duyên số lại gặp nhau, quây quần tại địa
phương, với ý nghĩa trong Hội Ái Hữu cựu SVSQ. Dây thân ái ràng buộc, thấm sâu vào trong tim óc từng đồng môn với lời chân
tình, mày tao xưng hô với nhau, điện thoại thăm hỏi nhau và tìm nhau trong dịp nghỉ hè của hãng, xưởng cho phép, được hưởng,
tội gì không đi?
Đi đâu? du lịch tốn kém nhiều. Tìm đến địa phương có bạn mình ở đó vui hơn. Gặp bạn già với nhau, ôn lại chuyện xưa đời quân
ngũ và kể nhau nghe về sức khoẻ, về toa thuốc, cách trị liệu, hoặc lấy kinh nghiệm về phòng bệnh của bạn mình trao đổi. Bên
cạnh hội ngộ quy tụ vào cuối tuần với bia bọt, thức ăn do nàng dâu Nguyễn Trãi copy lại trong dân gian, biến chế theo từng
miền, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Thật ra gặp nhau, nhớ nhau, kỷ niệm hình ảnh được bạn bè nhắc mãi
trong mọi câu chuyện, khi gặp nhau được phân trần, chuyện gia đình Nguyễn Hiền Trung từ bên Pháp ghé thăm người em, nhà Loan
ở Florida, gia đình thuê xe, lái xuống thăm anh em Hoa Thịnh Đốn, suốt lộ trình trên xa lộ, Trung lái xe vẫn còn phong độ
theo Tây. Bất chợi tiếng hú còi, đèn chớp chớp màu xanh đặc biệt xen màu đỏ, police Mỹ xuất hiện. Trung trao giấy tờ xe, Mỹ
nói, Mỹ nghe, police giao giấy tờ tiếng Pháp của Trung. Police khoác tay ra dấu cho xe chạy. Trung cất lời: Merci bố cu. Mọi
người trong xe im và lo, bây giờ tươi cười. Trung đến nhà Tài mọi người đang chờ, rất vui qua câu chuyện Mỹ nói, Mỹ nghe,
Tây nói Tây nghe. Hội viên Hoa Thịnh Đốn “nổ” giống như Grand Canon: Ai đến Hoa Thịnh Đốn, thủ đô ánh sáng, thủ đô
văn minh, quyền lực nhất thế giới, đều được may mắn.
Hội viên Hoa Thịnh Đốn kể tiếp chuyện: Lê Văn Hoan ở Nam Cali, qua thăm con trai, sau khi chiến đấu tại Iraq được về dưỡng
quân tại NC. Hoan và con trai lái xe thăm gia đình Tài. Trên lộ trình cha con tâm sự quên hẳn luật lệ giao thông. Police
chớp đèn. Hoan trình giấy tờ. Police “lên lớp”, thấy tình hình căng, con trai tên Cường đi lính, móc giấy tờ trình
và nói tiếng Mỹ như gió. Police cảnh cáo cho đi. Cũng đến Hoa Thịnh Đốn an toàn, không có ticket nào cả.
Ngày cuối tuần, anh em trong Hội Hoa Thịnh Đốn rất vui vẻ và mừng khi hay tin bạn bè từ xa đến, luân xa từ tuần này sang
tuần khác, đặc biệt là mùa hè. Mọi câu chuyện được phanh phui giải tỏa với nổi lòng giữ kín từ lâu của giai đoạn “yêu”
một thời ở quân trường. Hoan gặp lại Ngô Bá Lai trong buổi tiệc tại nhà Tài: “Ê, tau còn nhớ đọc bài của Lê Như Phò
trong Ức Trai, theo Hoan nghĩ, ngaỳ xưa ở Đà Lạt, anh em mình ai cũng “dê” hết, nhứt là gặp mấy em Đà Lạt má đỏ môi hồng,
đùi bự. Tại rạp ciné trong ngày phép cuối tuần, chàng SVSQ Lê Như Phò gặp em bé mắt nai ngơ ngác, lịch sự Phò mời cô đi dạo
phố, đi ciné, định “cua em” cho được niềm vui cuối tuần. Đâu ngờ em hỏi ngược lại: Anh có biết anh SVSQ Ngô Bá Lai không?
Nghe đến đây Lê Như Phò chào thua và bái phục sư phụ Ngô Bá Lai. Phò xuất khẩu bị “đụng hàng”.
Câu chuyện vui tiếp theo, Dương Quang Phúc thuật lại chuyện: Nguyễn Hựu Tạo, Lê Đình Phan và Dương Quang Phúc bận áo quần
SVSQ bảnh bao, đẹp trai, lịch sự rũ nhau ra nhà cô Vịnh, đâu ngờ 3 chàng ngồi phòng khách chờ đợi mãi, đâu ngờ Thạch Tô Tô
đã lọt vào ổ, ứng chiến trong nhà cô Vịnh từ sáng sớm.
Mọi người ôm bụng cười về một thời để yêu và một thời để nhớ. Mãi đến thất thập cổ lai hy mới chịu “khui ra”. Chuyện
chưa chấm dứt, còn có màn leo hoặc chui rào đi phố đêm đánh bida, bóng bàn, ngồi cà phê Tùng và đầm ấm hơn với “điểm hẹn
tình yêu đồi 4648 “ đến với hộp đêm qua quân số lựa chọn hạn hẹp được đồng thuận của chủ gia đình khỏi trình diện
phường khóm.
Nói cho vui, thật sự anh em mình ham vui, ít nghĩ đến hậu quả. Chuyện tời đâu, tính tới đó. Cũng như tình lính tính liền.
Thú vị chui rào đi đêm vừa vui, vừa hồi hộp. Qua đường một lần, rất khoái và kể um sùm với bạn bè, nghĩ rằng: “Chưa đi
thi bằng Dù,
mà vẫn dấn thân vaò màn đêm, sau đó còn rũ rê bạn bè đi chung, với luận điệu: Mày theo tao thử một lần biết
liền.
Bạn bè trong đời sống quân trường, ít có sống riêng rẻ, đi đâu cũng đi chung, vui chung. Ngày xa xưa tuổi trẻ hay tụ ba, tụ
bảy, phá làng, phá xóm. Bây giờ nghĩ lại cũng còn vui. Không riêng gì Khóa 2, các khóa đàn em cũng rập khuôn khóa đàn anh,
điển hình bắt được trên Ức Trai qua bài thơ của Trần Trung Hậu:
Mỗi chiều mỗi sáng bên kia đường
Áo em bay trắng cả sân trường
Bùi thị
Tại làm sao em nhỉ
Mà ta đã gặp nhau
Khi mê muội trước tình em cám dô
Ta hiện hình tên lãng tử cuồng si
Rời doanh trại nửa đêm chuồn xuống phố
Chỉ để nhìn em khẻ chớp bờ mi.
Niên đệ ra phố trong những lần đại hội, ngồi với nhau, được kể lại, khóa đàn em ra phố thường hay bị sĩ quan cán bộ Đào Ngọc
Tố, bí danh Fantomas vỗ nhẹ trên vai SVSQ, rồi bỏ đi. Nỗi lo sợ, hồi hộp đợi chờ khi về doanh trại, chờ nhận giấy phạt trình
diện dã chiến. Với tấm lòng của Sĩ Quan cán bộ cũng một thời dù ra phố, lúc còn học Võ Bị, nên cảm thông, cho "qua cầu
gió bay". Tình cảm của "anh Tố" được đàn em nhắc mãi theo thời gian, qua các kỳ đại hội, đều có sự hiện diện
"anh Tố" vui vẻ với hội ái hữu Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Anh em Khóa 2 lại khoe với anh Tố,
tụi em dù chưa bị phát hiện như Trần Thanh Kiều Diệp, Nguyễn Văn Thương, Lại Tư Mỹ, Hứa Văn Hồng, Nguyễn Thiện Đức... và một
số anh em ham vui "nửa đêm ngoài phố". Thành quả cũng tốt và tiếng thơm cho SVSQ, đến nay, lâu đài tình ái đồi thông
Đà Lạt đã bền duyên với dân thị xã, khá đông
quân số, quân số gia tăng, được hưởng chức phận cao ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, kèm thêm job vững chắc, lo ăn, lo
uống cho cháu, đưa đón cháu đến trường, với lệ phí rất nhẹ nhàng "tình cho cháu biếu không" ở cái tuổi :
Ngày xưa thất thập ở không
Ngày nay thất thập chạy rong suốt ngày.
Nhờ vận động chân tay, tuổi già biến mất, đại đa số nàng dâu Nguyễn Trãi đều đẹp lão, trong những lần hội ngộ, cũng góp mặt
lên sân khấu hợp xướng, cũng được nhiều tràng pháo tay nhiệt liệt tán thưởng trong đại hội 30 năm, rồi 35 năm.
Bây giờ mọi người, nhất là bạn bè khóa 2, đang trên đường rạo rực, nôn nóng ngày đại hội 40 năm thật là hùng vĩ, hấp dẫn,
sôi động qua các tiết mục được vạch ra, thêm tiết mục của các hội địa phương. Văn nghệ rất xôm tụ được điều động bởi Nguyễn
Văn Diệp. và tay đàn guitar số 1 Nguyễn Văn Chúc. Hằng tuần xem email, thấy tập dượt sôi động, xem video trên mail do Huỳnh
Trọng Thiệt, Hồ Ngân, ra sức thu nhặt chuyển âm, rồi post lên mail trong ngày họp tại nhà Trần Yên Hòa. Lần đó xem thấy
khuôn mặt bạn bè mình còn tươi rói, tuy tóc đã bạc, đã rụng, nhưng tinh thần còn ham vui vẫn còn thể hiện trên gương mặt và
ánh mắt. Song song với tiếng đàn của Chúc, với cặp kiếng cận, kiếng lão, nhìn Chúc miệt mài hăng say trên phím đàn, với thân
gầy và nước da bánh mật, dễ thu hút người nghe. Và nhớ mãi cái tu huýt của Chúc thổi lên hôm đại hội lần đầu của 30 năm
xuống núi. Chúc vai trò sinh viên sĩ quan trực, thổi còi tập họp anh em vào phạn xá. Rất là vui, rất là nhớ.
Niềm vui, niềm nhớ đó thay bằng giòng nước mắt, ngẩn ngơ,xúc động khi hay tin từ bạn Đinh Hồng Lân và Lê Văn Hoan báo tin :
"Chúc đã chết", Thật là tội, thật ngỡ ngàng. Mọi người hay tin,
với chi tiết rõ ràng sự "đột qụy" của Chúc quá bất ngờ, quá nhanh. Sau ly cà phê buổi sáng tại nhà Chúc, đọc báo, làm
thơ, rồi báo với chị Chúc đi ra kho, tìm và sắp xếp giấy tờ... ngờ đâu, Chúc nằm im đó, khi quá trưa giờ cơm chị Chúc đi
tìm, Chúc đã nằm im tự bao giờ.
Bạn bè nam Cali hợp tác cùng gia đình và thông báo trên email. Tất cả bạn bè đều cầu nguyện tinh thần và hổ trợ vật chất một
cách rất nhiệt tình, khắp tiểu bang nước Mỹ và bạn bè khắp năm châu đều gơỉ lời chia buồn với bao lời thấm thiết. Riêng bạn
Lê Như Phò đã diễn đạt cuộc sống của Chúc lúc ra tù, lúc sắp lên đường qua Mỹ. Cuộc sống của Chúc quá vất vã, nhưng cái tình
của Chúc lúc nào cũng làm bạn bè thương mến, không một ai giận hờn Chúc gì cả. Tính tình Chúc bình dân, hài hòa. Từ đó anh
em hiểu thêm về Chúc, khi người bạn mình vĩnh viễn ra đi.
Tuy xa xôi vạn dặm, anh em đều nhìn được Chúc lần cuối với lá quốc kỳ phủ kín đời anh, bên cạnh bạn bè dõi mắt trông theo,
với lời chia buồn từ các anh em Nguyễn Traĩ từ khắp nơi gởi về qua lời đọc của Võ Thiện Hiếu.
Sau phần tiểu sử về Nguyễn Văn Chúc do Trần Yên Hòa đọc, gởi đến anh em qua đoạn video clip trên trang Web của Hồ Ngân,
Huỳnh Trọng Thiệt, video xem đi, xem lại, kỷ niệm khó phai nhoà trong ký ức bạn bè và còn xúc động tiếc thương đậm đà hơn
nữa cho cái ngày kỷ niệm 40 năm khóa 2 Nguyễn Trãi xuống núi sắp đến...